Bệnh thương hàn gà nguy hiểm ra sao? Triệu chứng và cách chữa

Kê sư đam mê đá gà thực thụ thường rất yêu quý chiến kê của mình. Đó là chưa kể đến công nuôi dưỡng và chăm sóc chúng tỉ mỉ. Vì vậy nếu phát hiện chiến kê có dấu hiệu nhiễm bệnh thương hàn gà, người nuôi nên hỏi ý kiến bác sĩ thú y và tiến hành chữa trị ngay. Cùng DagaC1 khám phá ngay!

Nguyên nhân gây nên bệnh thương hàn gà

Bệnh thương hàn gà là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể khiến gà chết, lây lan cho các cá thể khác và làm ảnh hưởng đến cả chuồng gà, trại gà. Đối với các kê sư đang nuôi giống gà chiến, thương hàn có thể khiến công sức của bạn đổ sông đổ biển bởi loại bệnh này lây nhanh trong đàn gà hậu bị và còn nhiễm cả sang trứng và gà con.

bệnh thương hàn gà
Bệnh thương hàn gà lây lan nhanh chóng và khiến cả đàn gà chết dần

Bệnh thương hàn ở gà gây nên bởi Salmonella gallinarum – một chuẩn vi khuẩn sống trên cơ thể động vật và môi trường bên ngoài. Tốc độ lây lan của thương hàn ở gà là rất nhanh, thời gian ủ bệnh từ 3 – 4 ngày, kèm theo đó là tỷ lệ chết khá cao, khoảng 70 – 100%.

Bệnh này thường lây nhiễm sang cả đàn bằng 2 con đường là lây dọc từ gà mẹ sang con và lây ngang từ gà bệnh với các cá thể khác trong đàn.

  • Lây dọc: Vi khuẩn thường sống trong buồng trứng và dịch hoàn của gà mẹ mắc bệnh, lây truyền qua vỏ trứng và lây cho gà con chưa nở. Trứng chứa vi khuẩn thường ảnh hưởng và làm phôi chết, yếu ớt. Gà con nhiễm bệnh cũng sẽ chết do không đủ sức đạp vỡ vỏ trứng.
  • Lây ngang: Nếu gà con mang vi khuẩn nở trong ổ (được ấp), chúng lây bệnh cho các cá thể khác cùng ổ. Ngoài ra, cá thể mắc bệnh thương hàn gà sẽ thải phân, dịch chứa vi khuẩn ra chuồng và lây cho nhiều cá thể khác.

Triệu chứng gà mắc thương hàn

Gà mắc bệnh thương hàn tương đối dễ nhận thấy, đặc biệt nếu người nuôi thường xuyên chú ý đến hành vi của gà và phân của chúng. Gà mắc bệnh suy yếu nhanh chóng sau đó tử vong. Triệu chứng bệnh trên gà con, gà trưởng thành và gà đẻ trứng có điểm khác nhau.

  • Gà con bị thương hàn sẽ tiêu chảy, đi phân màu trắng có nhiều dịch nhầy. Hậu môn gà bị bết lông đuôi cho dịch nhầy bám. Khi bệnh nặng, gà con không thể đi ngoài và có thể chướng bụng dẫn đến chết.
bệnh thương hàn gà
Triệu chứng bệnh thương hàn ở gà trưởng thành
  • Gà trưởng thành mắc thương hàn đi phần vàng và ủ rũ hơn bình thường. Chúng ăn ít, nhiều con đột ngột chết vì nội tạng đã nhiễm trùng nặng.
  • Gà đẻ trứng khi mắc bệnh sẽ đẻ ít lại, sản lượng trứng giảm đáng kể.

Cách chữa trị bệnh thương hàn gà

Bệnh thương hàn gà diễn biến rất phức tạp, lây nhanh, dạng mãn tính lẫn cấp tính, gây nên nhiều tổn thấy cho chủ nuôi. Với tỷ lệ tử vong của gà mắc thương hàn quá cao, ở khoảng 70 – 100%, việc chữa bệnh thường không mang lại nhiều hiệu quả.

Thông thường khi phát hiện gà bệnh, sau khi cách ly phải tiến hành tiêu hủy cả đàn. Chủ yếu các chủ trại gà số lượng lớn mới áp dụng phác đồ điều trị để vớt vát tổn thất về mặt kinh tế.

bệnh thương hàn gà
Thương hàn diễn biến phức tạp, vì vậy các biện pháp chữa trị thường không mang lại hiệu quả cao

Để điều trị bệnh, bác sĩ thú y thường dùng Oxytetracyclin hoặc Tetracylin đem trộn với thức ăn của gà theo tỷ lệ 1 – 2g/10kg thức ăn, lượng thức ăn này dùng cho 5 – 7 ngày. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đem dung dịch B Complex hòa với nước và cho gà uống, tỷ lệ hòa thuốc là 50ml thuốc/3l nước, lượng nước này dùng cho đàn 100 con gà.

Trong quá trình điều trị bệnh thương hàn gà, gà cần được bổ sung nhiều dưỡng chất để tăng cường đề kháng. Bạn có thể cho gà uống thêm chất điện giải, vitamin, các loại men hỗ trợ tiêu hóa để gà hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn.

>>> Xem thêm: Chọn lọc những giống gà đá hay nhất thế giới kê sư không nên bỏ qua

Phương pháp phòng ngừa

Bệnh thương hàn gà bắt nguồn từ vi khuẩn và có khả năng lây lan mạnh, cực kỳ nguy hiểm. Bệnh lây bằng nhiều đường khác nhau, vì vậy cách tốt nhất để phòng trừ là khử khuẩn toàn chuồng gà, trại gà và cách ly cá thể nhiễm bệnh.

  • Khi gà mẹ có dấu hiệu bệnh, nên cách ly và ngưng không cho đẻ, ấp trứng. Trứng gà từ gà bệnh, gà con mắc bệnh mới nở cũng nên cách ly khỏi đàn gà khỏe mạnh.
  • Áp dụng các biện pháp sát trùng chuồng trại như phun diệt vi rút, phun khử khuẩn.
  • Đảm bảo chuồng nuôi gà thông thoáng, không ẩm thấp, nuôi gà với mật độ hợp lý, tránh chen chúc và bí bách.
  • Đối với kê sư nuôi gà đá, nên xin ý kiến của bác sĩ thú y để xét nghiệm định kỳ, sàng lọc gà giống nhiễm bệnh để không lây bệnh cho gà con và gà trưởng thành khác.
bệnh thương hàn gà
Nên kiểm tra, khám sàng lọc định kỳ để phát hiện gà bệnh
  • Nếu ấp trứng bằng lò ấp, kê sư nên dùng formol để khử khuẩn bằng cách xông lò, diệt trừ mầm bệnh.
  • Các dụng cụ đựng đồ ăn thức uống của gà phải được đảm bảo sạch sẽ, không làm rơi vãi thức ăn, nước uống xuống hàng.
  • Gà cần được nuôi dưỡng trong môi trường sạch sẽ, lành mạnh và được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để có sức đề kháng tốt.

Trên đây là kiến thức nuôi gà về bệnh thương hàn gà – loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể gây dịch đối với trại gà đá của bạn. Kê sư cần luôn chuẩn bị các phương áp chữa trị nếu phát hiện chiến kê nhiễm bệnh. Ngoài ra, đừng quên “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và luôn đảm bảo môi trường sống của gà thật sạch sẽ để phòng chống các loại bệnh dịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1