Gà bị sưng mắt có mủ là một bệnh lý thường gặp ở gà nói chung và gà chọi nói riêng. Nếu trong quá trình chăn nuôi, các sư kê không phát hiện kịp thời và có cách điều trị phù hợp sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nhiều sư kê đặt ra câu hỏi về cách nào nhận biết bệnh sưng mắt có mủ ở gà? Nguyên nhân và cách chữa cho bệnh này trị thế nào? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này qua bài viết sau.
Bệnh sưng mắt có mủ ở gà là bệnh gì?
Gà bị sưng mắt có mủ là một loại bệnh lý thường gặp trên các loại gia cầm. Đây là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào trong vòng đời của gà. Chúng khiến sức khỏe của gà bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đau mắt và không thể tham gia các trận đá gà trực tiếp. Vì vậy, sư kê luôn cần chú ý để phát hiện và điều trị cho gà kịp thời.
Khi gà sưng mắt có mủ, chúng có thể lây lan cho các con khác trong đàn với tốc độ rất nhanh. Bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp, qua thức ăn hay nước uống chung trong chuồng. Vì vậy, bệnh này có thể lây nhanh cho cả đàn gà, gây thiệt hại lớn cho người nuôi chúng.
Nguyên nhân khiến gà bị sưng mắt có mủ
Khi tìm hiểu về gà sưng mắt có mủ, anh em cần hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Các sư kê tại DagaC1 cho biết, bệnh sưng mắt có mủ ở gà xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có ba nguyên nhân sau là các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này.
Gà bị sưng mắt có mủ do vi khuẩn
Theo các nghiên cứu khoa học, gà sưng mắt có mủ thường do các vi khuẩn Gram âm gây nên. Vi khuẩn Gr(-) Haemophilus paragallinarum thường là yếu tố tác động chủ yếu gây ra căn bệnh này. Gà có thể bị bệnh trong tất cả các độ tuổi và giai đoạn trong vòng đời của mình.
Gà sưng mắt có mủ do giun sán
Do đặc điểm về thức ăn, môi trường chuồng trại mà gà rất dễ bị nhiễm các loại ký sinh trùng như giun sán. Những ấu trùng giun sán nằm trong thức ăn, nước uống và ký sinh lên cơ thể gà. Lâu dần chúng sẽ di chuyển lên các vùng khác và lên mắt, khiến gà bị đau mắt, sưng mắt có mủ.
Gà bị sưng mắt có mủ do tác nhân khác
Các tác nhân khác có thể kể đến là bụi bẩn, môi trường sống không được vệ sinh sạch sẽ. Điều này tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn nhanh chóng phát triển và gây lên các loại bệnh ở gà.
Ngoài ra, gà cũng có thể bị bệnh do bụi cát hoặc những dị vật rơi vào mắt, gây ra trầy xước hoặc tích tụ chất bẩn trong mắt. Điều này khiến mắt gà bị sưng, nếu nặng hơn sẽ gây ra việc gà bị sưng mắt có mủ.
Triệu chứng của gà bị sưng mắt có mủ
Các triệu chứng ở gà sưng mắt có mủ thường rất rõ ràng và dễ nhận biết. Theo kiến thức nuôi gà được nhiều sư kê chia sẻ, các triệu chứng này có thể xuất hiện từ khi gà bị sưng mắt một bên, sau đó lan sang bên còn lại. Gà trong độ tuổi khoảng 4 đến 8 tuần tuổi rất dễ mắc chứng bệnh này với một số biểu hiện thường thấy như:
- Gà bị đỏ mắt, chảy nước mắt liên tục
- Mắt bị sưng hoặc viêm kết mạc khiến gà đi lò dò vì không thể nhìn rõ
- Gà bị sưng cả đầu và mặt
- Có biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ và chán ăn
Ngoài ra, anh em cũng có thể nhận biết bệnh gà sưng mắt có mủ thông qua những dấu hiệu khác như đầu gà run, gà bị hen, suy giảm thể lực và sức đề kháng kém.
Điều trị bệnh sưng mắt có mủ ở gà
Các sư kê cần điều trị cho gà sưng mắt có mủ kịp thời, tránh để lây lan ra nhiều con khác trong đàn thì việc xử lý sẽ khó hơn và vất vả hơn. Các sư kê thường có cách xử lý khác nhau cho hai giai đoạn bệnh nhẹ và giai đoạn bệnh nặng hơn.
Xử lý ở giai đoạn bệnh nhẹ
Dấu hiệu bệnh gà sưng mắt có mủ trong giai đoạn này là bị sưng mắt nhẹ, chảy nước mắt và có thể chỉ xuất hiện ở một bên mắt. Sư kê có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị cho gà. Loại kháng sinh được chọn phải là loại vừa có tác dụng với E.Coli và Mycoplasma. Sư kê dựa theo thể trạng gà mà cho uống kháng sinh trong khoảng 5 đến 7 ngày.
Ngoài ra, trong giai đoạn này cũng nên bổ sung các chất điện giải, thuốc bổ cho gà tăng sức đề kháng. Các loại thuốc bổ thường sử dụng là Bio Vitasol, vitamin,… Sư kê có thể pha với nước hoặc trộn trực tiếp với cơm cho gà ăn.
>>> Xem thêm: Gà nhạn chân trắng là gì? Tìm hiểu về mạng của gà nhạn chân trắng
Xử lý ở giai đoạn bệnh nặng
Ở giai đoạn bệnh nặng hơn thì gà cũng xuất hiện triệu chứng bị sưng mắt, sưng mặt và chảy nước mắt. Trong giai đoạn này thì bệnh đã lan sang cả hai mắt, khiến gà khó khăn trong việc nhìn vật, nhìn đường.
Sư lê cũng có thể sử dụng các loại thuốc ở giai đoạn bệnh nhẹ, đồng thời có thể sử dụng thêm thuốc bôi ngoài như Tetracyclin. Bạn có thể bôi từ 2-3 lần trong ngày, kết hợp với việc cho gà uống thuốc kháng sinh và thuốc bổ. Sư kê chú ý theo dõi gà trong khoảng một tuần, nếu bệnh không giảm thì nên đưa gà đi khám tại phòng khám thú y.
Trên đây là một số triệu chứng khi gà sưng mắt có mủ cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Với các cách xử lý tại nhà cho hai giai đoạn bệnh, mong rằng sư kê sẽ áp dụng thành công và nhanh chóng chữa khỏi bệnh cho chiến kê của mình.