Cách xử lý hiện tượng gà mổ lông nhau sư kê cần biết

Ở các trang trại lớn hoặc những trường gà đá đông đúc thường có hiện tượng gà tấn công và mổ lông lẫn nhau. Nhiều sư kê ít kinh nghiệm có thể xem nhẹ hiện tượng này, điều này có thể dẫn đến hậu quả khôn lường gây tổn thất cho cả đàn gà. Vậy hiện tượng gà mổ lông nhau là gì? Làm cách nào để xử lý hiện tượng này hiệu quả? Theo dõi bài viết để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách xử lý khi gà mổ lông nhau nhé!

Hiện tượng gà mổ lông nhau

Hiện tượng gà mổ lông nhau là bệnh lý phổ biến thường gặp trong các trang trại gà hoặc các trường gà chọi. Gà có thể phát bệnh và mổ lông nhau bất ngờ, chúng có khả năng lây lan nhanh và tấn công lẫn nhau. Việc này dẫn đến gà bị thương và không thể tham gia đá gà trực tiếp, nhiều con gà có thể lực kém có thể suy yếu nhanh chóng thậm chí là bỏ mạng.

Do đó, hiện tượng gà mổ lông nhau là điều hết sức nguy hiểm mà người nuôi không nên xem nhẹ. Khi thấy trường gà xảy ra hiện tượng gà mổ lông lẫn nhau cần tìm cách xử lý và chữa trị kịp thời, tránh để gà bị thương hay trụi lông.

gà mổ lông nhau
Hiện tượng gà mổ lông nhau ở các trường gà hoặc trại gà quy mô lớn

Biểu hiện và nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà mổ lông nhau

Biểu hiện của tình trạng này trong giai đoạn đầu có thể không rõ ràng, vì vậy các sư kê cần chú ý quan sát. Trong thời gian này gà bị trụi lông, thường là lông ở đuôi gà hoặc lưng gà. Trong giai đoạn bệnh nặng hơn, gà có thể mổ nhau đến chảy máu.

Theo các kiến thức nuôi gà được học tập từ các đời trước, các sư kê tại DagaC1 đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà mổ lông nhau. Các nguyên nhân có thể do thời tiết nắng nóng khiến chúng bức bối, mật độ nuôi gà đông khiến chuồng bí bách hoặc do gà đang thiếu hụt dinh dưỡng.

Ngoài ra, gà cũng có thể mổ lông nhau do bị nhiễm bọ chét, rận, … Các chuồng nuôi có mật độ gà trống cao cũng dễ gây xích mích và đánh nhau khiến lông gà bị trụi. Khi đã tìm ra nguyên nhân, các sư kê hãy cùng tìm hiểu các cách xử lý kịp thời khi gặp hiện tượng này.

gà mổ lông nhau
Các triệu chứng và nguyên nhân khiến gà mổ lông

Các bước xử lý khi gà mổ lông nhau

Khi gà mổ lông, sư kê có thể xử lý vô cùng đơn giản, việc quan trọng là cần phát hiện kịp thời tránh các hậu quả nghiêm trọng. Các bước xử lý khi gà mổ lông được thực hiện lần lượt như sau.

Xử lý trong tình huống khẩn cấp

Trường hợp bệnh nặng, gà tấn công nhau chảy máu thì sư kê cần lập tức tách riêng những con bị thương với nhau. Bởi tính hiếu chiến và hung hăng của gà chọi, chúng dễ dàng bị kích động khi gặp mùi tanh. Vì vậy, nhốt gà bị thương chung chuồng với những con khoẻ mạnh sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cả đàn gà.

Sau khi tách đàn, sư kê thực hiện sơ cứu cho các chiến kê đang bị thương. Sư kê có thể mua các loại thuốc bôi phổ biến tại các nhà thuốc như Xanh Etylen để cầm máu cho gà. Các vết thương của gà sẽ không bị nhiễm trùng và trở nặng hơn, đồng thời gà được nghỉ ngơi và không bị các chiến kê khác trong đàn tấn công nữa.

Cắt mỏ cho gà tránh hiện tượng gà mổ lông nhau

Trong các trường hợp sư kê không đủ chuồng với số lượng lớn để tách riêng gà khỏi đàn, anh em có thể sử dụng phương pháp cắt mỏ gà để giảm thiểu tình trạng này. Đây là phương pháp dân gian, cắt bớt phần nhọn ở mỏ gà sẽ giúp mỏ không còn sắc nhọn. Khi đó, dù gà có tấn công nhau thì cũng khó bị thương.

gà mổ lông nhau
Sư kê cần chữa trị kịp thời cho gà khi bị tấn công

Tuy nhiên, việc cắt mỏ cho gà đòi hỏi các sư kê có kiến thức và kinh nghiệm. Độ dài hay ngắn của phần mỏ cắt đi phải phù hợp vừa để gà không thể tấn công các con khác trong đàn, vừa để gà không bị ảnh hưởng trong việc ăn uống.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu tất tần tật thông tin về gà không lông – Giống gà vô cùng đặc biệt

Đeo kính để tránh hiện tượng gà mổ lông nhau

Phương pháp này mặc dù chưa phổ biến với nhiều anh em tại Việt Nam, tuy nhiên đã được áp dụng thành công cho nhiều trại gà trên khắp thế giới. Gà sẽ được trang bị một miếng nhựa nhỏ có kích thước phù hợp để đeo lên mắt. Khi ấy gà bị chắn tầm nhìn, trở nên nghe lời hơn và không đuổi đánh những con gà khác do không nhìn rõ.

Nhựa làm kính mắt gà thường là màu đỏ để gà không phân biệt được màu máu, khi ấy chúng sẽ không tấn công nhau. Phương pháp này được đánh giá là hiệu quả và không ảnh hưởng tới cơ thể gà. Tuy nhiên, anh em cần chú ý dọn dẹp không gian chuồng và địa hình chuồng để tránh xảy ra tình trạng va vấp khi leo trèo.

gà mổ lông nhau
Đeo kính cho gà để hạn chế tình trạng gà mổ lông hiệu quả

Chăm sóc để gà nhanh chóng phục hồi

Sư kê có thể làm sạp đậu hình thang để gà có thêm không gian sinh hoạt, không gian chuồng thêm thông thoáng hơn. Cách này giúp gà giảm cảm giác bí bách, không cần tranh giành không gian với nhau. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp gà giảm tiếp xúc với sàn, hạn chế lây nhiễm chéo các nguồn bệnh giúp thể trạng gà được nâng cao hơn.

Bên cạnh đó, sư kê cần bổ sung chất dinh dưỡng và thuốc bổ cho những chiến kê đang bị thương. Điều này giúp gà nhanh chóng hồi phục, các vết thương khép miệng nhanh và giúp lông gà sớm mọc lại.

Như vậy, các sư kê cần chú ý phát hiện kịp thời hiện tượng gà mổ lông nhau và tìm hiểu các nguyên nhân. DagaC1 mong rằng sau bài viết này, sư kê có thể tìm ra cách chăm sóc đàn gà mắc bệnh này để chữa trị một cách hiệu quả, giúp chiến kê nhanh chóng phục hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1