Bệnh hen ở gà chọi đá và cách chữa trị, phòng tránh hiệu quả

Bệnh hen gà là một trong những loại bệnh xảy ra trên mọi lứa tuổi của gà chọi đá. Người chủ trang trại chăn nuôi cần có những kiến thức nuôi gà, phòng bệnh, chữa bệnh phù hợp để gà chiến không bị nhiễm. Nội dung bài viết dưới đây sẽ chia sẻ nguyên nhân gây bệnh, con đường lây, biểu hiện và những biện pháp phòng bệnh, chữa bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh hen gà chọi

Bệnh hen gà
Vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum – Nguyên nhân hình thành bệnh hen gà chọi

Bệnh hen gà chọi là do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra. Đây là một bệnh thuộc đường hô hấp. Bệnh có thể phát triển trên mọi lứa tuổi gà chọi.

Vi khuẩn có thể tồn tại ngoài môi trường từ 1 – 3 ngày. Nếu trong niêm mạc cơ thể gà thì vòng đời khoảng 4 – 5 ngày. Trong lòng đỏ trứng thì có thể tồn tại lên tới 18 ngày liên tục.

Con đường lây nhiễm bệnh hen gà chọi

Bệnh hen gà có thể lây truyền qua con đường trực tiếp và gián tiếp. Con đường lây truyền dọc từ gà mẹ bị bệnh qua trứng là nguồn lây phổ biến nhất. Những gà bị bệnh truyền sang gà khỏe mạnh do đường không khí, giọt bắn, thức ăn, nước uống, dụng cụ ăn uống, sản phẩm thải… Bệnh còn có thể lây từ những loài động vật hoang dã như chuột, chim trời…

Trong đàn, sự lây lan của bệnh tương đối chậm rãi. Do đó, chủ trang trại có thể nhanh chóng kiểm soát bệnh nếu phát hiện ra có cá thể nhiễm.

Những triệu chứng bên ngoài và bệnh tích bên trong gà

Bệnh hen gà
Những triệu chứng bên ngoài và bệnh tích của bệnh hen gà

Triệu chứng bên ngoài của gà chọi nhiễm bệnh hen gà là:

  • Rối loạn hô hấp như gà chảy nước mũi, nước mắt, khó thở, hô hấp khò khè.
  • Tiêu hóa kém: gà kém ăn, bỏ ăn, phát triển chậm, gầy yếu.
  • Sức đề kháng kém dẫn đến nhiễm thêm các bệnh khác, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp.
  • Gà thường xuyên hắt xì, khẹc, vảy mỏ, há miệng khi thở.

Bệnh tích bên trong của bệnh hen gà:

  • Đường hô hấp và xoang mũi của gà có hiện tượng viêm nhiễm bề mặt, tích nhiều dịch nhầy và đặc.
  • Thanh quản xuất huyết, phế quản và khí quản xuất huyết kèm theo bọt khí.
  • Gà mắc bệnh nặng có thể kèm theo các cục casein có màu vàng nhạt ở trong lòng ống phế quản và khí quản.
  • Phổi gà có dấu hiệu viêm, mức độ tùy theo mức độ nhiễm bệnh. Trong phế nang phổi có chứa nhiều dịch, túi khí mờ đục và xuất hiện bọt khí.

Hậu quả bệnh hen gà

Bệnh hen gà
Hậu quả gây ra cho gà chọi

Những con gà mái giống khi nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ tử vong nếu quá nặng. Đa số gà sẽ bị giảm khối lượng, sức đề kháng, sức đẻ chỉ còn 70 – 80% so với trước khi bệnh. Bệnh không khiến gà chết ồ ạt như những loại truyền nhiễm như E. coli nhưng lại mang tính mãn tính điển hình.

Sau khi cá thể gà được chữa khỏi, cơ thể vẫn mang một tỷ lệ mầm bệnh nhất định. Do vậy, đây là bệnh kéo dài, có thể phát đi phát lại nhiều lần làm bào mòn sức khỏe gà.

Những chiến kê giống từ 2 – 8 tuần tuổi có nguy cơ tử vong cao hơn. Nếu gà khỏi bệnh thì sẽ có hiện tượng là chậm lớn, chán ăn, ăn ít, khó tiêu, nuôi dưỡng vất vả. Do hệ hô hấp có vấn đề nên hoạt động rèn luyện thể chất, huấn luyện đá cũng khó khăn do dễ mất sức.

>>> Xem thêm: Cách chăm sóc gà chọi sau khi đá về

Biện pháp chữa trị bệnh hen gà hiệu quả

Bệnh hen gà
Điều trị bệnh hen gà hiệu quả

Chủ trang trại có thể dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh hen gà chọi. Với những loại gà sơ sinh, có thể nhỏ vào mắt, mũi, miệng. Gà 2 tháng tuổi trở lên có thể trộn cùng thức ăn và nước uống để điều trị. Với những cá thể bệnh chuyển nặng, nên tiêm trực tiếp để mang tới hiệu quả tốt nhất.

Các loại kháng sinh nên sử dụng là:

  • Doxycycline có tác dụng diệt, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể.
  • Tylosin kết hợp với Doxycycline.
  • Lincomycin kết hợp với Spectinomycin. Đây là loại kháng sinh dùng được cho gà đẻ trứng, không làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất sinh sản.
  • Chlortetracycline.
  • Amoxicillin và axit Clavulanic được dùng nhiều trong trường hợp gà nhiễm thêm bệnh kèm theo các bệnh thứ cấp khác.

Bên cạnh dùng thuốc kháng sinh, chế độ ăn uống của gà là yếu tố cần được quan tâm. Bổ sung cho gà nhiều nước kèm theo vitamin tổng hợp pha vào dó. Có thể ép lấy nước tỏi để tăng sức đề kháng, giảm tình trạng tái mắc bệnh.

Biện pháp phòng ngừa bệnh

Biện pháp phổ biến nhất để phòng ngừa bệnh là sử dụng chuồng nuôi sạch sẽ. Dọn rửa sạch những phân, rác thải, chất độn còn lại của lứa gà cũ trước khi thả đàn mới. Lựa chọn giống gà chất lượng cao, đồng đều, lông tơi bóng mượt, đầu và mắt linh hoạt… để đảm bảo gà chiến tham gia đá gà trực tiếp tốt nhất.

Trong quá trình nuôi dưỡng cho ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Nước uống sạch sẽ, thay thế hằng ngày.

Nội dung chính của bài viết đã mang đến thông tin về bệnh hen gà, nguyên nhân gây bệnh, con đường lây nhiễm, biểu hiện, triệu chứng, hậu quả, những biện pháp phòng và chữa trị bệnh hiệu quả từ những chuyên gia thú y giàu kinh nghiệm. Mong rằng với những chia sẻ trên, chủ trang trại sẽ có phương pháp nuôi, chăm sóc gà hiệu quả. Tiếp tục theo dõi DagaC1 để cập nhật những bài viết và thông tin mới nhất về gà chọi Việt Nam và thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1