Triệu chứng bệnh phổi ở gà – Cách phòng và chữa bệnh

Bệnh phổi ở gà là một trong những dạng bệnh phổ biến, thường xuất hiện ở gà con và gà không được chăm sóc kỹ lưỡng. Viêm phổi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng chiến đấu của gà chọi, nếu để lâu còn có thể khiến gà chiến suy yếu và chết. Triệu chứng và cách phòng chữa bệnh phổi ở gà ra sao? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau.

Nguyên nhân gây nên bệnh phổi ở gà

Viêm phổi là một trong những bệnh thường gặp ở gia cầm và có thể khiến gia cầm bị nhiễm chết đi. Các biểu hiện của bệnh này khá rõ ràng. Tuy nhiên không giống như bệnh phổi ở người, bệnh phổi ở gà gây nên bởi tác nhân là những loại nấm ky sinh trong phổi gà.

bệnh phổi ở gà
Nấm ký sinh gây nên bệnh phổi ở gà

Một số loại nấm gây nên bệnh phổi gà bao gồm Anigen, Aspergillus Fumigafus, Afavus,… Phổi gà bị nhiễm thường xuất hiện các đốm nấm màu trắng, khí quản xuất huyết, xuất hiện dịch nhầy và mũ.

Bề ngoài, gà bị viêm phổi sẽ có biểu hiện rất rõ ràng, đơn cử như hô hấp khó khăn. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thở mà còn khiến gà ủ rũ và suy kiện dần. Thậm chí nếu để nặng, gà có thể chết, lây cho nhiều cá thể khác trong bầy.

Bệnh viêm phổi xảy ra nhiều nhất ở gà con mới nở, từ 1 đến 20 ngày tuổi. Ở giai đoạn này gà có sức đề kháng yếu, còn non nớt và không chống được bệnh tật. Ngoài ra gà nuôi không đúng kỹ thuật, không có chế độ dinh dưỡng phù hợp, môi trường sống không sạch sẽ cũng dễ mắc bệnh viêm phổi do nấm..

Triệu chứng gà bị bệnh phổi

Bệnh phổi ở gà gây nên khó khăn trong việc hô hấp, khiến gà khó thở và có những biểu hiện rất dễ nhận biết. Nếu chú ý quan sát kỹ lưỡng và nhận ra dấu hiệu bệnh, kê sư sẽ kịp thời chữa trị và hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh đến khả năng chiến đấu của gà.

bệnh phổi ở gà
Các triệu chứng bệnh phổi ở gà

Triệu chứng bệnh viêm phổi gà như sau:

  • Gà bị nhiễm nấm viêm phổi thường khó thở, dẫn đến phải vươn đầu và há mỏ to để thở, chúng thở gấp và nhanh.
  • Gà có biểu hiện chán ăn, sa sút, mệt mỏi và thường tách đàn tìm chỗ đứng ủ rũ.
  • Khi bệnh trở nặng, gà có thể bị động kinh. Mắt gà sưng to và chảy nhiều nước, để lâu sẽ mù lòa, gà sa sút và gầy đi rất nhanh cho đến khi chết.

Cách chữa bệnh phổi ở gà

Nếu nuôi gà đá với số lượng lớn, nuôi giống gà, kê sư nên xin tư vấn từ bác sĩ thú y để có biện pháp chữa bệnh kịp thời và hiệu quả nhất. Thông thường cách tốt nhất để trị bệnh phổi ở gà nhiễm do nấm chính là dùng thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch của gà để cơ thể chúng chống chọi với các loại nấm gây viêm phổi. Khi có sức đề kháng tốt, gà sẽ nhanh hồi phục và tăng cơ hội sống sót.

bệnh phổi ở gà
Dùng thuốc kháng sinh cho gà nên chú ý liều lượng và thời gian dùng

Tuy nhiên thuốc kháng sinh không thể lạm dụng mà cần được sử dụng đúng liều lượng trong thời gian nhất định. Nếu không, sức đề kháng tự nhiên của gà sẽ suy giảm, về sau sẽ dễ mắc nhiều loại bệnh hơn.

Một số loại thuốc thường được bác sĩ thú y kê cho gà bị viêm phổi là:

  • Thuốc chuyên trị nấm Bio 2: Thường là loại Bio – Fungicide oral, Bio – neo.
  • Thuốc trị nấm phổi Nysta và Đồng Sulfat 0,25% pha loãng với nước.
  • Thuốc dạng tiêm Bio – Ceptiofur hoặc Bio – Cefri – Bactam.
  • Thuốc để tăng sức đề kháng B – Complex.
  • Men tiêu hóa để tăng cường hệ miễn dịch, giúp gà hấp thu dinh dưỡng tốt và mau lại sức sau bệnh.

Làm sao để phòng bệnh?

Bệnh phổi ở gà xuất hiện do nấm ở phổi phát triển. Vì vậy để phòng bệnh, cách đơn giản và hiệu quả nhất chủ nuôi có thể làm là giữ cho môi trường sống của gà sạch sẽ, thông thoáng để hạn chế tối đa vi khuẩn, nấm ký sinh.

bệnh phổi ở gà
Nên phun khử khuẩn, khử nấm định kỳ cho chuồng, trại gà

Bên cạnh đó cách này cũng giúp hạn chế các bệnh dịch gia cầm khác xuất hiện ở chiến kê của bạn. Một số lưu ý phòng bệnh như sau:

  • Nên dọn dẹp môi trường sống của gà một cách thường xuyên, nên thay mới đệm lót định kỳ và giữ cho chuồng khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
  • Nên dọn sạch thức ăn và hạn chế thức ăn, nước vương vãi, rớt xuống chuồng gà để tránh vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng của gà để chúng khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt, nên bổ sung kháng sinh (liều lượng phù hợp) và thuốc điện giải để gà tăng khả năng miễn dịch.
  • Nên phun sát khuẩn, khử trùng, thuốc diệt nấm định kỳ ở chuồng nuôi gà, lưu ý nên chọn những thương hiệu thuốc thú y uy tín, chất lượng tốt.
  • Luôn để ý và quan sát biểu hiện, hành vi của gà để sớm nhận ra triệu chứng bệnh. Khi phát hiện gà có bệnh, cần cách ly chúng khỏi những cá thể gà khác và theo dõi, chữa trị kịp thời.

Có thể thấy bệnh phổi ở gà rất nguy hiểm và có thể khiến gà chết. Bên cạnh chữa trị kịp thời, kê sư và người nuôi còn nên phòng ngừa bệnh phổi và nhiều loại bệnh gia cầm khác cho gà chiến bằng cách đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý và môi trường, chuồng nuôi sạch sẽ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1