Cách chăm sóc gà sau khi đá về giúp gà nhanh phục hồi

Cách chăm sóc gà sau khi đá về luôn là điều mà các sư kê quan tâm để giúp gà nhanh chóng phục hồi sau mỗi cuộc chiến. Các sư kê khi tham gia thi đấu vừa cần quan tâm tới cách huấn luyện để gà chiến giành thắng lợi, vừa cần tìm hiểu các cách điều trị và dưỡng thương cho chiến kê để chuẩn bị cho các lần đấu tới.

Vì sao phải chăm sóc gà sau khi đá về?

Đá gà là một trò chơi dân gian phổ biến, bạn có thể xem tại các lễ hội truyền thống xem Online trên các trang phát đá gà trực tiếp. Sau mỗi trận chiến, gà chiến thường bị thương nặng hoặc nhẹ tùy theo mức độ ác liệt của trận chiến, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn, kiệt sức…

Việc phát hiện tất cả vết thương và xác định mức độ nghiêm trọng của các vết thương này là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp sư kê có cách điều trị phù hợp để giúp gà ngăn chặn các mầm bệnh và nhanh chóng lấy lại sức chiến đấu. Gà chiến tham gia DagaC1 bị thương khi gặp các đối thủ đáng gờm càng cần được chăm sóc chu đáo.

Cách chăm sóc gà sau khi đá về
Gà chiến có thể bị thương khi chiến đấu

Cách chăm sóc gà sau khi đá về của sư kê

Sau khi tham gia trận đấu, trên cơ thể gà sẽ có nhiều đất cát, bụi bẩn và cả máu từ các vết thương. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc gà sau khi đá về theo tình trạng bị thương của gà theo các cách dưới đây.

Cách chăm sóc gà chiến bị thương nhẹ

Ngay sau trận chiến, sư kê cần vệ sinh đơn giản bằng nước ấm, xoa nhẹ để làm sạch bụi bẩn và tránh làm đau gà. Cổ họng gà cũng có thể đọng nhiều đờm và chất bẩn khi đá. Để làm sạch, sư kê sử dụng lông gà lùa vào sâu trong cổ họng để lấy hết chất bẩn. Việc này có thể làm lại nhiều lần để đảm bảo đờm và chất bẩn được lấy hết. Các vết thương khác tuỳ theo mức độ nặng hoặc nhẹ sẽ có cách xử lý khác nhau.

Cách chăm sóc gà sau khi đá về
Làm sạch cho gà chiến sau trận đấu

Các vết thương nhẹ thường là các vết xây xát hoặc bầm tím nhẹ. Sau khi làm sạch đất cát và bụi bẩn, sư kê có thể vào nghệ ngay đối với vết thương này. Việc om bóp nghệ được thực hiện với những chú gà trên 1 năm và không quá yếu, giúp làm tan đòn nhanh chóng, vết xước sớm lành da, làm da gà đỏ và dày hơn.

Sau một ngày tắm nắng hãy rửa sạch cho gà bằng rượu, nước ấm hoặc nước chè để ra bớt nghệ. Với gà chiến mới đá 1 năm không nên vào nghệ lâu hơn 12 tiếng. Ngoài việc xử lý vết thương ngoài da, bạn cũng cần chú ý về lượng thức ăn cho gà trong thời gian này. Thay vì cho ăn hạt cứng như thóc hay lúa, nên cho gà ăn cơm nóng trộn với B1 và men tiêu hoá.

Cách chăm sóc gà chiến bị thương nặng

Các vết bầm dập và các vết cựa đâm sâu dẫn đến vỡ mạch máu hoặc phù nề, vì vậy cách chăm sóc gà sau khi đá về cần chú ý cẩn thận hơn. Sau khi vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng, sư kê có thể ngâm chân gà trong nước lạnh từ 20 đến 30 phút để giảm sưng và phù nề. Sau khi lau khô có thể xoa rượu hoặc thuốc tan đòn xung quanh vết thương.

Chú ý không nên xoa rượu trực tiếp vào miệng vết thương hở dẫn đến gà bị xót. Ngoài ra, có thể bôi thêm thuốc mỡ vào mắt để tránh bị đau mắt. Cách chăm sóc gà sau khi đá về cần có chuồng trại sạch sẽ, kín gió để tránh bị nhiễm lạnh. Nếu vào mùa đông nên dùng bóng sưởi hoặc quạt sưởi để giữ ấm.

Cách chăm sóc gà sau khi đá về
Vào nghệ cho gà chiến bị thương

Khi cho gà ăn có thể bổ sung men tiêu hoá, thuốc kháng sinh, tiêu kén, chống phù nề để tăng sức đề kháng, ngừa bệnh tật. Nếu gà quá yếu, nên đút ăn cẩn thận hoặc bơm cháo trực tiếp cho gà. Việc này có thể duy trì trong nửa tuần, tuỳ vào tình trạng phục hồi của gà.

Sau khi gà tự ăn được, sư kê cho gà ăn mềm như gạo chần nước sôi kết hợp với thuốc bổ để bổ sung dinh dưỡng và gà sớm lấy lại sức. Khi các vết thương đã đóng vảy, sư kê có thể bắt đầu om nghệ cho gà khoẻ mạnh hơn.

Lưu ý chăm sóc gà sau khi đá về

Sau khi xử lý các vết thương có gà chiến bạn cũng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt cho gà thời gian sau. Tìm hiểu về những lưu ý chăm sóc gà chiến sau khi đá về dưới đây.

>>> Xem thêm: Bật mí các loại gà kiểng đẹp được yêu thích nhất năm 2022

Theo dõi sức khỏe của gà sau khi đá về

Chú ý theo dõi tình trạng của gà liên tục để phát hiện kịp thời nếu vết thương chuyển nặng hơn hoặc có biểu hiện bị bệnh. Trong thời gian này, gà dễ mắc một số triệu chứng như cảm cúm, khó tiêu, phân xanh, phân trắng… dẫn đến tình trạng bị suy. Sư kê cần theo dõi và chữa trị kịp thời, tránh chuyển sang tình trạng suy yếu, không thể ra trường.

Cách chăm sóc gà sau khi đá về
Cách chăm sóc gà sau khi đá về cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên

Có chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng gà

Trong những ngày đầu gà bị thương, không nên cho gà ăn lại mồi ngay mà nên cho ăn đồ ăn mềm,  thuốc bổ giúp gà lấy lại sức… Sau đó, sư kê theo dõi để tăng lượng thức ăn tùy theo thể trạng gà để bổ sung đủ dinh dưỡng, giúp gà hồi phục sớm hơn. Nếu vào nghệ nhiều ngày trong tuần thì không nên trộn nhiều B1 vào thức ăn gây nóng trong. Gà cũng cần được cung cấp nước đầy đủ tránh việc quá nóng dẫn đến mất nước.

Sử dụng các bài tập để gà mau phục hồi

Thời gian đầu khi gà mới bị thương nên tập trung vào việc thư giãn và nghỉ ngơi. Nên tách riêng chuồng giữa gà bị thương và các chiến kê đang khoẻ mạnh. Khi các vết thương đã lành và gà khoẻ mạnh hơn thì nên thực hiện huấn luyện lại. Trường hợp gà chiến bị thương nặng nên tránh cho gà đạp mái hoặc xảy ra tranh chấp với các chiến kê khác.

Cách chăm sóc gà sau khi đá về cần tỉ mỉ, không được nóng vội bởi bất kỳ sơ suất nào cũng có thể làm hỏng gà chiến. Trên đây là các kiến thức nuôi gà quan trọng mà các sư kê cần quan tâm trong quá trình phục hồi vết thương của gà sau khi đá. Chúc các sư kê thành công trong việc phục hồi và nâng cao sức khỏe cho chiến kê của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1