Tiêu chảy hoặc đi ngoài phân bất thường cho thấy gà chọi đang gặp nhiều vấn đề về hệ tiêu hóa hoặc thậm chí nhiễm khuẩn, bệnh nặng. Dưới đây là cách chữa gà chọi bị đi ngoài hiệu quả bằng nhiều phương pháp khác nhau. Mời kê sư cùng DagaC1 khám phá.
Nguyên nhân khiến gà chọi tiêu chảy
Gà bị tiêu chảy có nhiều dạng, dựa vào phân và triệu chứng của chúng mới có thể xác định nguyên nhân rõ ràng. Một số lý do dẫn đến việc gà đi ngoài bất thường là do chế độ dinh dưỡng, gà ăn phải sinh vật lạ, nuốt vật sắc nhọn,…
Thông thường nghe nhắc đến tiêu chảy người ta chỉ nghĩ đến các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên thực chất có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gà chọi bị tiêu chảy hay đi phân khác thường. Một trong số đó là do nhiễm khuẩn, bị vi khuẩn ký sinh.
Nếu kê sư chỉ nuôi một vài chiến kê, khả năng đi ngoài bất thường do lây lan dịch bệnh có phần thấp hơn. Tuy nhiên vi khuẩn, ký sinh trùng mang mầm bệnh có thể ở khắp mọi nơi, đặc biệt trong môi trường tự nhiên. Việc gà chọi tiêu chảy do nhiễm khuẩn là hoàn toàn có thể xảy ra.
Để tìm ra cách chữa gà chọi bị đi ngoài hiệu quả, người nuôi cần xem xét phân của gà và các triệu chứng đi kèm. Càng chữa sớm gà càng có khả năng hồi phục cao, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng chiến đấu của chiến kê.
Cách chữa gà chọi bị đi ngoài dứt điểm
Các cách chữa gà chọi bị đi ngoài rất phong phú, gồm nhiều bài thuốc dân gian lẫn các loại thuốc kháng sinh, thuốc thú y,… Tuy nhiên trước hết người nuôi vẫn phải nhận dạng triệu chứng bệnh để chọn cách điều trị phù hợp cho gà.
Nhận dạng triệu chứng
Triệu chứng dễ thấy nhất của gà bệnh là đi ngoài ra phân bất thường. Phân gà bệnh có thể dạng lỏng như nước, màu hơi đục, hoặc màu vàng, phân xanh trắng,… Một số kê sư khi đem gà đi đá về không giữ ấm cho gà, để gà chọi lạnh khi đang mệt, dẫn đến bị đau bụng tiêu chảy.
Cũng có nhiều trường hợp đi phân vàng, xanh,… là một triệu chứng của bệnh bạch lỵ. Bệnh này khi mắc tỷ lệ chữa khỏi nhờ thuốc là rất thấp. Màu phân sẽ cho thấy gà của bạn đang mắc bệnh hoặc gặp vấn đề gì, ví dụ như:
- Phân đen chứng tỏ gà ăn phải những loại quả có màu đen như mâm xôi, việt quất hoặc ăn tro bếp,… Nhiều trường hợp gà bệnh nặng ra máu hòa với phân cũng có màu tương tự màu đen.
- Phân nâu, không lỏng và có mùi bất thường là tình trạng phân thường thấy ở gà khỏe mạnh. Tuy nhiên phân nâu mùi kỳ lạ và có dạng lỏng chứng tỏ khả năng cao gà bị nhiễm trùng.
- Phân màu đỏ, cam thường do gà bị xuất huyết trong, niêm mạc ruột tróc ra hòa vào phân gà.
- Màu xanh lá trong phân gà là trường hợp bình thường, do gà ăn nhiều rau mà ra.
- Phân vàng ở gà trưởng thành kèm triệu chứng ủ rũ, mệt mỏi khả năng cao do gà đã mắc thương hàn. Nếu không có triệu chứng đi kèm, có thể gà viêm phúc mạc hoặc đơn giản là ăn quá nhiều ngô.
- Phân trắng có thể do dịch tiết từ lỗ thông hơn của gà hòa thành.
Chữa gà chọi bị đi ngoài bằng bài thuốc dân gian
Để trị dứt điểm gà chọi đi ngoài bằng thuốc dân gian truyền miệng không quá khó. Nguyên liệu mà kê sư có thể tận dụng chữa bệnh đi ngoài cho gà chính là lá ổi. Bạn chỉ cần rửa sạch lá ổi và phơi ráo, sau đó giã với muối sống và vắt lấy nước cho gà uống trong vòng vài ngày rồi theo dõi kết quả.
Trong trường hợp gà tiêu chảy quá nặng, kê sư có thể chuẩn bị nước gừng, gạo rang và búp ổi, nấu lấy nước và để nguội để cho gà uống. Gà thường sẽ khỏe lại sau 2 – 3 ngày.
Cách chữa gà chọi bị đi ngoài bằng kháng sinh
Kê sư cũng có thể tăng đề kháng cho gà bằng việc bổ sung các loại vitamin, điện giải và các loại men vi sinh. Bên cạnh đó, gà bị tiêu chảy cũng có thể dùng Becberin của người, hay dùng Tetra loại vàng, thuốc Cloxit,…
Đối với gà đi ngoài phân xanh trắng nặng, người nuôi nên cho gà dùng các loại thuốc như flor-pharm, oracin-pharm, ampi-pharm,… dưới dạng tiêm. Cách này giúp việc chữa bệnh và phục hồi của ga diễn ra nhanh hơn.
>>> Xem thêm: Thưởng thức những trận đá gà online Campuchia mới nhất siêu HD
Phòng ngừa bệnh đi ngoài cho gà
Nuôi gà chọi cần quá trình chăm bẵm, huấn luyện cẩn thận. Nếu không may gà bệnh do nhiễm các loại vi khuẩn nguy hiểm và đến giai đoạn nghiêm trọng không chữa được, gà sẽ chết hoặc người nuôi phải tiêu hủy chúng. Điều này gây tổn thất lớn cho người nuôi gà chọi, đặc biệt là những kê sư nuôi gà giống, lai tạo gà.
Bên cạnh nắm vững các cách chữa gà chọi bị đi ngoài, để phòng ngừa bệnh đi cho gà, người nuôi cần chú ý:
- Giữ cho chuồng gà luôn khô thoáng, sạch sẽ.
- Dọn sạch khu vực gà được thả, không để rác thải, nước bẩn đọng lại.
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của gà, bổ sung đủ các loại vitamin và khoáng chất để giúp gà tăng sức đề kháng.
- Nếu nuôi gà con số lượng lớn, nên chú ý đến mật độ gà trong mỗi chuồng để gà tránh stress nhiệt dẫn đến tiêu chảy.
Cách chữa gà chọi bị đi ngoài hiệu quả hay không một phần tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của chiến kê và thời gian người nuôi phát hiện gà bệnh sớm hay muộn. Để ngừa bệnh tiêu chảy cho gà chọi, kê sư cần theo dõi phân và thức ăn, chuồng ở của gà mỗi ngày. Mong rằng những kiến thức nuôi gà này sẽ cung cấp thông tin hiệu quả cho anh em.