Cách chữa gà chọi bị mất gân như thế nào để gà nhanh khỏi, lại sức? Tình trạng gà bị mất gân, gân yếu thường gặp phải ở gà đá. Nếu không được chữa trị đúng cách sẽ ảnh hưởng đến khả năng thi đấu của gà, thậm chí gà không thể lên sân đấu nữa. Cùng tìm hiểu ngay cách chữa gà chọi bị mất gân hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Tình trạng gà chọi bị mất gân là gì?
Gà chọi bị mất gân hay gân yếu là khi chân gà yếu, bị co quắp không thể duỗi thẳng. Điều này khiến gà đứng không vững, gặp khó khăn trong việc di chuyển và thi đấu khó khăn. Không phải ai cũng có thể phát hiện tình trạng mất gân ở gà vì rất khó nhận biết qua những biểu hiện bên ngoài.
Chỉ những sư kê có kiến thức nuôi gà hoặc người sành sỏi về gà đá, thường xuyên quan sát mới có thể nhận biết gà bị mất gân. Một số đặc điểm thường gặp của tình trạng gà chọi bị mất gân là đi lại chậm chạp, thích nằm hơn, lười huấn luyện. Điều này thể hiện rõ nhất khi gà đá vì lực đá sẽ sa sút hơn so với bình thường.
Cần phân biệt tình trạng mất gân và rút gân ở gà. Gà chọi bị rút gân là khi dây thần kinh ở chân gà bị tổn thương, đứt gãy. Còn gà chọi mất gân là chân gà bị yếu, không đứng vững. Nhiều người nhầm lẫn 2 tình trạng này với nhau và có cách chữa gà chọi bị mất gân sai lầm, dẫn đến tình trạng của gà không được cải thiện.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà chọi mất gân, gân yếu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà chọi mất gân, gân yếu. Những hành động tưởng chừng đơn giản nhưng lại ảnh hưởng đến gân của chân gà. Các nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến gà chọi mất gân như sau:
- Cho gà chọi vần quá sớm: Gà chọi cần đạt đến độ tuổi nhất định mới có thể tham gia huấn luyện để đi đá gà trực tiếp. Nếu cho gà vần quá sớm sẽ dẫn đến gà bị căng thẳng, quá tải và mất gân.
- Gà chọi đạp mái quá nhiều: Gà chọi đạp mái nhiều không chỉ khiến gà gầy gò, đuối sức mà còn bị mất gân.
- Gà chọi bị ngã: Trong quá trình gà bay nhảy, luyện tập có thể bị ngã gây ra mấy gân. Hoặc khi đánh nhau trong đàn gà, tham gia DagaC1 gà bị đá vào chân dẫn tới chấn thương.
- Gà chọi bị trúng gió: Trúng gió cũng là nguyên nhân gây ra mất gân ở gà chọi. Gà bị trúng gió độc khiến mạch máy tắc nghẽn, dây thần kinh bị ảnh hưởng. Trường hợp này nếu tình trạng nhẹ thì có khả năng chữa được, còn bị trúng gió nặng thì không thể cứu vãn.
Cách chữa gà chọi bị mất gân hiệu quả, nhanh chóng
Khi phát hiện gà chọi có dấu hiệu mất gân anh em cần áp dụng ngay cách chữa gà chọi bị mất gân hiệu quả. Nếu để quá lâu, tình trạng này nặng hơn thì việc chữa trị là rất khó. Cách chữa cho gà bị mất gân dưới đây là tổng hợp kinh nghiệm của nhiều sư kê lão luyện trong giới chọi gà.
Bước 1: Tiến hành tách riêng gà chọi mất gân
Gà chọi bị mất gân sẽ có những dấu hiệu như chân yếu, tiếp đất khó khăn, di chuyển tập tễnh… Anh em nên tiến hành tách riêng gà chọi mất gân ra khỏi đàn gà để tránh bị va chạm với những chú gà chọi hoặc gà mái khác. Bạn cũng có thể thả gà ở khu vực gà con an toàn.
Không gian tách riêng gà chọi cần rộng rãi, nhiều cây cối, tốt nhất là có lớp cát mềm dưới chân để bảo vệ cựa gà. Cho gà tự do di chuyển sẽ giúp gà chọi mất gân thoải mái hơn, không bị căng thẳng.
Bước 2: Thực hiện om bóp cho gà chọi
Sau khi tách riêng gà chọi, anh em cần om bóp cho gà bằng rượu thuốc. Mỗi ngày om bóp phần đùi gà chọi vào buổi sáng và buổi tối. Duy trì việc om bóp liên tục trong nửa tháng, bạn có thể kết hợp với những bài tập chức năng để rút ngắn thời gian hồi phục của gà.
>>> Xem thêm: Bí quyết về cách chữa mốc cho gà chọi hiệu quả không phải ai cũng biết
Bước 3: Tiến hành các bài tập gân gối cho gà
Bài tập gân gối cho gà chọi mất gân 1: Lấy tay phải đặt ở khu vực lườn trước và tay trái ở khu vực lườn sau. Tiến hành nâng gà chọi từ từ lên độ cao 30cm rồi thả tay để gà rơi tự do. Trong 5 ngày đầu thực hiện bài tập này 10 lần, các ngày tiếp theo tăng dần số lần cho đến khi đạt mức 100 lần một ngày.
Bài tập gân gối cho gà chọi mất gân 2: Dùng tay phải đặt ở dưới lườn trước của gà chọi, hất gà lên cao để tạo độ hẫng cho gà rơi tự do. Cường độ tập luyện của bài tập này cũng tương tự như bài tập 1.
Sau khi cho gà tập luyện, anh em có thể cho chúng nghỉ ngơi và đi lại tự do khoảng 10 phút. Tiếp tục xoa bóp vùng cổ cho gà bằng cách dùng tay xoay nhẹ nhàng theo hình tròn trong 5 phút. Trong quá trình tập luyện cần luôn quan sát tình trạng của gà. Nếu gà có dấu hiệu khuỵu gối thì cần giảm tốc độ tập xuống.
Thời điểm gà chọi thay từ vụ lông 1 sang vụ lông 2 mà cho gà đạp mái thì nguy cơ mất gân sẽ tăng cao. Đối với trường hợp này các bài tập cũng không có nhiều tác dụng. Anh em chỉ có thể tách gà chọi ra khỏi con mái, để gà nghỉ ngơi thì chúng sẽ dần lại sức.
Một số lưu ý khi sử dụng cách chữa gà chọi bị mất gân
Trong quá trình chăm sóc gà chọi bị mất gân, anh em cần tăng cường chất dinh dưỡng cho gà để gà nhanh chóng hồi phục. Những thức ăn dinh dưỡng như thủy hải sản, thịt bò, ếch nhái hay rắn rết rất có lợi cho gà chọi giai đoạn này. Mỗi tuần hãy bổ sung 2 lần trứng vịt lộn, rau xanh cũng là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của gà.
Để phòng tránh tình trạng gà bị mất gân, cần có chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp. Tuyệt đối không để gà vần hơi, vần đòn trước khi đủ tuổi. Khi gà trưởng thành cũng không nên cho đạp mái quá nhiều. Sau mỗi trận thi đấu đá gà, anh em nhớ có các biện pháp chăm sóc đặc biệt để gà luôn khỏe mạnh.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng gà mất gân và hướng dẫn cách chữa gà chọi bị mất gân bài viết đã chia sẻ đến bạn. DagaC1 hy vọng những kiến thức này sẽ có ích cho anh em khi nuôi dưỡng và chăm sóc gà đá. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của gà mà tốc độ hồi phục có thể nhanh hoặc chậm.