Gà bị gãy cánh luôn là một trong những nỗi lo sợ của sư kê chơi đá gà. Bởi điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của gà cũng như khả năng tham gia trận thi đấu. Vậy cách nuôi gà đá bị gãy cánh để giúp gà nhanh hồi phục là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được chúng tôi bật mí cách nuôi gà đá bị gãy cánh hiệu quả chỉ sau vài ngày nhé!
Nguyên nhân khiến gà đá bị gãy cánh
Thông thường, chỉ có 2 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng gà bị gãy cánh là: 80% là do gà mới tham gia trận đấu về và 20% còn lại là do tai nạn, như bị người ta chọi đá, chó đuổi,…
Cách nuôi gà đá bị gãy cánh hiệu quả chỉ sau vài ngày
Gà bị gãy cánh là một tình trạng phổ biến và thường gặp khi gà chiến mới tham gia trận đá gà trực tiếp về. Đối với những sư kê đã có nhiều kinh nghiệm thì cách khắc phục tình trạng này không có gì quá khó khăn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nuôi gà đá bị gãy cánh. Dưới đây là cách nuôi gà đá bị gãy cánh hiệu quả chỉ sau vài ngày mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:
Xác định vị trí gãy
Trước khi tìm hiểu về cách nuôi cũng như cách điều trị tình trạng gà đá bị gãy cánh thì điều quan trọng nhất là sư kê cần xác định được vị trí cánh bị gãy. Khi đã xác định được vị trí cánh bị gãy thì sư kê tiến hành vặt lông vị trí gãy để tạo thành chỗ lõm có bán kính rộng khoảng tầm 2 cm. Sau đó bạn thực hiện cách điều trị gà bị gãy cánh theo các bước như sau:
- Khi gà bị gãy cánh thường sẽ rất đau đớn, vì vậy sư kê có thể sử dụng thuốc giảm đau cho gà với liều lượng khoảng ½ viên thuốc giảm đau.
- Dùng đá chườm vào cánh gà bị gãy và thực hiện thao tác này liên tục trong thời gian 15 phút.
- Sử dụng muối để đắp vào chỗ gãy và sau đó dùng nẹp, nẹp phần gãy và băng bó vết thương lại.
- Một ngày thay băng 3 lần vào thời gian sáng, chiều và tối. Khi băng bó vết thương thì sư kê lưu ý là không nên băng quá chặt vì sẽ làm thịt chỗ băng bị chết.
Cách nuôi gà đá bị gãy cánh
Gà bị gãy cánh cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Theo đó khi gà đá bị gãy cánh, sư kê cần lưu ý về cách nuôi gà trong tình trạng này như sau:
- Trong vòng 1 tuần đầu tiên thì sư kê nên nhốt gà trong một chiếc chuồng chật. Tuy nhiên chuồng vẫn phải đảm bảo gà đủ để xoay người là được. Điều này nhằm giúp tránh tình trạng gà vỗ cánh làm vết thương nặng hơn. Ngoài ra chuồng trại nuôi gà vẫn phải đảm bảo khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ.
- Ngoài những thức ăn chính thường ngày là thóc, lúa, rau xanh thì để bổ sung canxi giúp cho gà nhanh chóng hồi phục thì giai đoạn này nên cho ăn thêm tôm, tép hoặc sò huyết.
Lưu ý: Khi gà đá bị gãy cánh thì không nên cho chúng hoảng sợ nhiều quá. Bởi vì đều này sẽ khiến cho gà va đập, chạy loạn, ảnh hưởng trực tiếp tới vết thương và làm cho vết thương lâu lành lại hơn.
>>> Xem thêm: Gà khò khè cho uống thuốc gì chữa trị nhanh khỏi nhất?
Tháo băng kết hợp om bóp cho gà bị gãy cánh
Sau khi tháo băng ra ngoài, vì lúc này cánh gà vẫn chưa hoàn toàn hồi phục nên sư kê lưu ý là tránh thả gà ở những nơi có nhiều cây cối, cành cao, hay bờ tường.
Chế độ ăn của gà giai đoạn này nên bớt lượng tôm, tép và sò lại mà bắt đầu ăn chế độ như bình thường. Ngoài ra, nên kết hợp với om bóp bằng rượu thuốc để giúp gà nhanh hồi phục. Tuy nhiên lưu ý là không để day ra lông mà chờ cho khô mới bắt đầu cho gà xếp cánh.
Những lưu ý quan trọng khi nuôi gà bị gãy cánh không nên bỏ lỡ
Như trên DagaC1 đã bật mí tới bạn đọc cách nuôi gà đá bị gãy cánh hiệu quả chỉ sau vài ngày, tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ để giúp cho chú gà chiến của bạn nhanh chóng có được một sức khỏe dồi dào. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi nuôi gà đá bị gãy cánh mà sư kê không nên bỏ lỡ:
- Chỗ ở và chế độ ăn uống cho gà cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp gà bị gãy cánh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Vì vậy bên cạnh cách điều trị thì đây cũng là những yếu tố mà sư kê cần quan tâm. Đối với gà bị gãy cánh thì sư kê cần băng cố định để tránh cử động sẽ nhanh lành hơn. Không nên siết quá chặt, ôm chặt gà nhằm tránh tình trạng gà vùng vẫy sẽ bị nặng hơn.
- Ngày đầu tiên khi gà gãy cánh thì nên cho ngủ trong giỏ. Bởi điều này sẽ giúp hạn chế sự vùng vẫy của gà, để vết thương nhanh khỏi hơn.
- Sang ngày thứ 2 thì mới cho gà ra bội. Sư kê nên lưu ý là bội càng nhỏ thì sẽ càng tốt. Bởi điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng gà đập cánh.
- Kho gà bị gãy cánh thì sư kê tuyệt đối không nuôi chung gà với những gà chiến khác. Bởi vì nếu nhốt chung cùng với những chú gà chiến hung hăng, dữ tợn thì gà gãy cánh sẽ bị những con khác cắn, mổ, đá,…và làm cho vết thương nặng hơn.
- Sau khi điều trị gà bị gãy cánh thành công thì không nên cho gà tập luyện hay đi trường lại ngay. Quá trình chữa phải kéo dài ít nhất 1 tháng, sang tháng thứ 2 mới cho tập lại. Và tốt hơn hết nên để sang tháng thứ 3 mới cho gà đi trường trở lại.
- Đối với phần ăn thì nên tăng cường mồi cho chiến kê. Bởi vì trong quá trình bị gãy cánh, gà thường sẽ rất mệt mỏi và biếng ăn. Vì vậy để giúp gà chiến nhanh khỏe và hồi phục thì sư kê nên bổ sung nhiều mồi vào khẩu phần ăn. Bên cạnh đó thì thóc, lúa và rau xanh cũng cần phải đảm bảo.
- Sau khi gà khỏe hơn, tập luyện lại được bình thường thì giảm khẩu phần ăn xuống, tập trung tăng cơ, giảm mỡ cho gà.
Nắm được kiến thức nuôi gà đá bị gãy cánh sẽ giúp đảm bảo được chiến kê luôn ở trong tình trạng sức khỏe tốt nhất, tránh tình trạng gà chiến không thể tiếp tục trở lại sàn đấu. DagaC1 hy vọng rằng qua những chia sẻ về cách nuôi gà đá bị gãy cánh ở bài viết mang tới cho anh em sư kê thật nhiều thông tin bổ ích!