Gà bị kén mép là một loại bệnh hay gặp ở gà chọi đá. Bệnh này gây ra nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống và ảnh hưởng lớn đến khả năng chiến đấu, sức mạnh của những động tác mổ. Ở bài viết này, DagaC1 sẽ mang đến kiến thức nuôi gà về biểu hiện và phương pháp điều trị cho bệnh kén mép ở gà chọi.
Biểu hiện của gà bị kén mép
Kén gà là hiện tượng gà xuất hiện những cục sưng to ở dưới lớp cơ nhưng không bị tổn thương ở phần mềm. Kén gà xuất hiện ở nhiều vị trí như mép gà, đầu, cần cổ, chân… Kén gà thường xuất hiện ở gà chọi chiến là chủ yếu. Do vậy, các trang trại chăn nuôi gà cần chú ý quan sát hiện tượng này.
Kén gà già khi người chăn nuôi sờ vào thấy nó cứng và đanh. Đây là thời điểm thích hợp để mổ lấy kén hoặc sử dụng thuốc đặc trị.
Cách chữa trị gà bị kén mép
Người chăn nuôi có hai phương pháp để chữa trị gà bị kén mép là mổ lấy kén và sử dụng thuốc đặc trị. Tùy theo khả năng mà chủ trang trại sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp.
Với phương pháp mổ, kén sẽ được loại bỏ nhanh. Tuy nhiên, việc xử lý vết thương sau mổ và chăm sóc sau tiểu phẫu phải vô cùng cẩn thận. Cách này cũng yêu cầu người thực hiện phải có tay nghề mổ thành thạo, có dụng cụ mổ chuyên dụng để tránh gây tổn thương nặng cho mỏ gà. Khi mổ phải đảm bảo lấy hết phần kén ra ngoài. Nếu còn để lại dù chỉ một chút thì kén sẽ lại phát triển sau một thời gian.
Cách thứ hai là sử dụng thuốc đặc trị cho gà bị kén mép. Cách này thực hiện đơn giản, chỉ cần thoa, nhỏ hoặc cho gà uống. Gà không bị chịu tổn thương nặng trong quá trình điều trị. Sức khỏe, khả năng ăn uống của gà ít bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, thời gian để kén bị triệt tiêu hoàn toàn sẽ khá lâu.
Một số loại thuốc chuyên dụng được sử dụng điều trị gà bị kén mép
Một số loại thuốc chuyên dụng cho gà bị kén mép là:
- Thuốc kén mép Violet của Thái Lan hay còn được gọi là thuốc tím.
- Thuốc kén mép V.O của Thái Lan.
- Dùng thuốc kén mép Ông Già cho gà
- Thuốc trị kén gà LamPam
- Thuốc tiêu kén cho gà chọi B80
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho gà bị kén mép
Các thuốc trên đều có thể cho uống trực tiếp hoặc pha với nước. Cách điều trị như sau:
Khi gà bị kén mép nhẹ
Nếu số lượng gà ít, người chăn nuôi có thể hòa tan thuốc với một chút nước để pha loãng. Dùng xi lanh hút thuốc và bơm thẳng vào miệng gà. Thực hiện liên tục trong 1 tuần kén sẽ từ từ bị tiêu biến trong những ngày sau đó.
Nếu muốn điều trị cho số lượng gà lớn thì cần pha thuốc vào nước uống. Cho gà uống liên tục trong 7 ngày. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì tăng liều lượng gấp đôi, cho uống tiếp trong 7 ngày.
Khi gà bị kén mép nặng
Khi gà bị kén mép nặng thì cần gia tăng liều lượng sử dụng và số lần sử dụng. Người nuôi có thể cho gà uống 2 lần một ngày trong 1 tuần liên tục. Đối với số lượng gà lớn thì pha với lượng nước ít hơn, cho uống trong 14 ngày, chia 2 giai đoạn là 7 ngày trước, 7 ngày sau. Ở giai đoạn sau, khi gà quen thuốc thì tăng gấp đôi liều lượng sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc tiêu kén
Người nuôi cũng có thể dùng thuốc tiêu kén B80 để chấm vào toàn bộ bề mặt kén. Thực hiện 2 lần/ngày sau bữa ăn cho tới khi kén tiêu tan hết.
Quá trình điều trị cần thực hiện liên tục và đúng theo liều lượng của nhà sản xuất. Nếu điều trị ngắt quãng thì hiệu quả đạt được sẽ không cao, gà bị bệnh dai dẳng sẽ bị căng thẳng, tâm lý không ổn định.
Trong quá trình điều trị phải chú ý vệ sinh chuồng, dụng cụ ăn uống sạch sẽ. Thức ăn cho vừa đủ cho từng bữa. Nước uống dùng nhiều nhất là trong vòng 24h. Cho gà tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên.
>>> Xem thêm: Kỹ thuật xem mắt gà chọi hay không phải ai cũng biết
Cách chữa gà chọi bị kén nước
Kén nước là hiện tượng trong kén có chất dịch. Cách chữa trị này khá đơn giản, chủ trang trạng khi phát hiện bệnh thì tiến hành trích kén để bóp hết dịch ra ngoài hoặc dùng kim tiêm nhỏ để hút hết dịch.
Sau đó bơm lincomycin vào rồi hút ra. và lại tiếp tục rút ra. Thực hiện tiêm ⅓ ống lincomycin liên tục trong 7 ngày. Khi đó, kén đã cứng lại và già thì dùng tay nặn cho hết kén và thực hiện sát trùng, chăm sóc vết thương là được.
Phòng bệnh kén mép ở gà
Để phòng bệnh kén mép hiệu quả, các chủ trang trại cần cung cấp cho gà môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát. Trước khi thả đàn mới cần dọn sạch sẽ các chất thải, tiến hành phun khử khuẩn bằng hóa chất cho chuồng trại và khu vực lân cận.
Vệ sinh dụng cụ ăn uống hằng ngày để đảm bảo vệ sinh. Cho gà ăn thành nhiều bữa với lượng thức ăn phù hợp. Tránh cho thức ăn lưu cữu lâu, là môi trường cho vi khuẩn phát triển. Nước uống cho gà phải sạch và dùng không quá 24 giờ.
Tùy theo từng độ tuổi của gà sẽ sử dụng loại thức ăn phù hợp. Thành phần và tỷ lệ chất dinh dưỡng trong thức ăn cho từng giai đoạn phát triển của gà sẽ khác nhau. Điều này đảm bảo cung cấp đủ và cân bằng các dưỡng chất. Hãy đảm bảo rằng chủ trang trại cho gà ăn loại thức ăn phù hợp để tăng sức khỏe, sức đề kháng.
Gà bị kén mép có thể điều trị theo nhiều cách khác nhau tùy vào kinh nghiệm. Quan trọng là người chăn nuôi cần phát hiện bệnh để điều trị kịp thời. Mong rằng những chia sẻ trên của DagaC1 sẽ giúp bạn có cách chăm sóc những chú chiến kê tốt hơn để phục vụ những trận đá gà trực tiếp.