Bệnh gà ủ rũ bỏ ăn – Cách điều trị nhanh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Tình trạng gà ủ rũ bỏ ăn, chậm chạp, còi cọc là một loại bệnh khá phổ biến và thường gặp. Gà có thể trở nặng hơn, lây lan sang các gà khác hoặc thậm chí là chết nếu chúng ta không tìm cách điều trị bệnh kịp thời. Sau đây cùng DagaC1 đi tìm nguyên nhân và cách điều trị bệnh này nhanh nhất, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhé!

Nguyên nhân dẫn tới gà ủ rũ bỏ ăn, chậm chạp

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng gà ủ rũ không chịu ăn. Sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra 2 nguyên nhân phổ biến nhất khiến gà ủ rũ không ăn, chậm chạp, mệt mỏi:

  • Gà ủ rũ không ăn là do dạ dày không tiêu hóa được: Khi thức ăn còn đọng lại trong dạ dày quá nhiều và chưa tiêu hóa được sẽ là nguyên nhân khiến gà bị ủ rũ bỏ ăn. Trong đó, việc gà được nạp quá nhiều chất dinh dưỡng, uống quá nhiều nước hay gà bị tắc nghẽn dạ dày, đường ruột sẽ khiến gà không tiêu hóa được.
  • Gà ủ rũ không ăn do bị nhiễm bệnh: một số bệnh có liên quan tới tình trạng gà ủ rũ không ăn đó được kể tới như bệnh E.Coli, Newcastle, Marek
gà ủ rũ bỏ ăn
Nguyên nhân khiến gà ủ rũ không ăn

Chính vì vậy, khi thấy gà có dấu hiệu bị ủ rũ bỏ ăn thì bạn cần tìm hiểu kỹ các nguyên nhân, triệu chứng để tìm ra cách chữa bệnh hiệu quả nhất cho chiến kê.

>>> Xem thêm: Khám phá những giống gà cảnh đuôi dài đẹp nhất thế giới

Các triệu chứng bệnh thường gặp ở gà ủ rũ không ăn

Khi gà bị bệnh ủ rũ bỏ ăn thì thường sẽ đi kèm theo các triệu chứng phổ biến như sau:

  • Chiến kê đi lại chậm chạp: thông thường khi bị bệnh này, gà sẽ không còn linh hoạt, trông rất chậm chạp trong mọi hoạt động. Hầu hết các gà chiến sẽ không còn di chuyển và đứng yên khi bệnh đã tiến triển nặng hơn.
  • Cánh sã, lông xù: khi gà mắc bệnh thường sẽ nhận thấy ngay khi trông chúng ủ rũ và rất mệt mỏi. Bộ lông của chúng cũng không còn mượt mà và đôi cánh bị xệ xuống như không còn sức lực.
  • Chiến kê bị co giật: tình trạng bị co giật cũng có thể xảy ra khi gà bị ủ rũ bỏ ăn, đứng không vững và mổ trượt thức ăn.
  • Phân gà màu trắng xanh, loãng: đa số gà ủ rũ không ăn đều thấy tình trạng phân này.
gà ủ rũ bỏ ăn
Triệu chứng khác khi gà bị ủ rũ không ăn

Phương pháp điều trị khi gà ủ rũ bỏ ăn

Nếu như chiến kê của bạn đang gặp tình trạng ủ rũ kém ăn thì có thể tham khảo một số phương pháp điều trị dưới đây để giúp gà nhanh hồi phục sức khỏe, không ảnh hưởng tới việc tham gia đá gà trực tiếp.

Cách điều trị gà ủ rũ bỏ ăn do hệ tiêu hóa không tiêu

Khi gà ủ rũ không ăn do ăn không tiêu hóa được thì anh em có thể áp dụng liệu trình sau:

  • Cho gà uống men tiêu hóa Bio
  • Kết hợp thêm 1 gói gentadox  và 4 viên natta để điều trị cho gà trong vòng 2 ngày.

Bên cạnh đó, khi gà đã khỏi bệnh thì bạn nên bổ sung chất điện giải, vitamin để giúp gà chiến được khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

Cách điều trị gà ủ rũ bỏ ăn do bệnh Newcastle

Nếu xác định gà bỏ ăn do bệnh Newcastle thì việc đầu tiên bạn cần làm là tách gà chiến này ra một khu vực nuôi, chăm sóc riêng biệt để điều trị. Tùy vào từng triệu chứng của gà mà anh em tiến hành xử lý như sau:

  • Giảm sốt: khi gà sốt cao thì cần cho chúng sử dụng PARADISE với liều lượng 1g/1 lít nước, uống cho tới khi hết sốt.
  • Long đờm: tình trạng gà khò khè, hô hấp khó khăn thì cần phải sử dụng ngay thuốc long đờm BROMECIN với liều dùng 1g/2 lít nước. Cho gà sử dụng tới khi thấy hiệu quả.
  • Sử dụng thuốc giải độc Lesthionin – V với liều dùng là 1ml/1lít nước cho gà uống liên tục.
gà ủ rũ bỏ ăn
Cách điều trị gà bỏ ăn do Newcastle

Ngoài ra, anh em cũng có thể sử dụng thêm thuốc kháng sinh DOXYCLINE 150, MOXCOLIS để điều trị cho gà theo tư vấn của bác sĩ thú y.

Cách điều trị gà ủ rũ bỏ ăn do khuẩn E.Coli

Nếu gà bị ủ rũ bỏ ăn do nhiễm khuẩn E.Coli thì anh em có thể tham khảo cách điều trị sau:

  • Sử dụng thuốc Colisin (hoặc Norfloxacin/ Trimethoprim) cùng với Sulfamethoxazol (hoặc Amoxicillin/ Enrofloxacin/ Enrofloxacin)  và kết hợp Florfenicol (hoặc Gentamycin) hòa vào trong nước hoặc trộn chung vào thức ăn của gà 1 lần/ ngày. Anh em nên kiên trì liệu trì này 7 ngày liên tục để đạt hiệu quả.
  • Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải cho gà chiến dùng kháng thể E. Coli trong vòng 3 ngày liên tục theo liều lượng 2 lần/ ngày.
  • Ngoài ra, cũng cần bổ trợ sức khỏe cho gà bằng các loại VITAMIN ADE, men tiêu hóa…

Cách điều trị gà ủ rũ không chịu ăn do nhiễm Marek

Nếu xác định gà ủ rũ bỏ ăn do nhiễm bệnh Marek thì chúng ta cần cách ly kịp thời tránh lây bệnh sang các con khác. Sau đó sử dụng các loại thuốc sát khuẩn như Antivirus, Povidine hoặc sử dụng vôi bột để khử khuẩn, vệ sinh toàn bộ chuồng trại. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, chế điện giải cho gà để giúp nâng cao sức đề kháng cho gà mau khỏi bệnh.

gà ủ rũ bỏ ăn
Cách điều trị gà bỏ ăn do Marek

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh gà ủ rũ bỏ ăn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp anh em có thêm những kiến thức nuôi gà bổ ích và luôn giữ cho chiến kê của mình được khỏe mạnh và tham gia các trận đấu đem nhiều chiến thắng về.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1