Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo lớn nhanh, khỏe mạnh là điều mà nhiều chủ trang trại gà Đông Tảo chưa có hoặc có ít kinh nghiệm quan tâm. Hiện nay, gà Đông Tảo được nuôi với nhiều mục đích. Tuy nhiên, dù nuôi với mục đích cuối cùng là gì thì việc chăm sóc cho gà trưởng thành khỏe mạnh là điều mà nhiều chủ trang trại quan tâm. DagaC1 sẽ bật mí cho bạn kiến thức nuôi gà hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Gà Đông Tảo là gì?
Gà Đông Tảo từ lâu đã được xem là một giống gà quý thuần chủng của Việt Nam. Đây là loại gà thường được dùng để tiến vua ở thời xưa. Hiện nay, giá trị của một chú gà Đông Tảo không hề nhỏ, thường chỉ có gia đình khá giả mới có xu hướng sử dụng những cá thể gà này.
Phần lớn lượng gà Đông Tảo tại Việt Nam hiện nay được nuôi dưỡng ở làng Đông Tảo. Nguồn gốc chính xác của giống gà này hiện nay chưa được xác nhận chính xác nhưng gà đã tồn tại hàng trăm năm ở nước ta.
Gà Đông Tảo được lai tạo với mục đích ban đầu là để chọi gà vì chúng có đặc tính là đôi chân khỏe mạnh và to. Thực tế, có nhiều người đang nuôi giống gà này để tham gia các trận đá gà, nuôi làm cảnh, trang trí trong nhà và nuôi với mục đích làm thực phẩm thịt tươi.
Dù được dùng với mục đích gì, quá trình nuôi cũng cần phải có kỹ thuật để cho ra những chú gà khỏe mạnh, phát triển tốt. Dưới đây là những kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo hiệu quả được chia sẻ từ các chuyên gia và người chủ trang trại gà Đông Tảo có nhiều kinh nghiệm.
Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo: làm chuồng úm gà và chuồng chăn nuôi
Úm gà là việc cần làm liên tục cho những chú gà Đông Tảo 1 tháng tuổi. Những chú gà này còn nhỏ, chưa có khả năng điều hòa thân nhiệt tốt nên cần úm để đảm bảo nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định nhất.
Làm chuồng úm gà cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Lồng úm, chuồng úm đảm bảo kín gió vừa phải để gà không bị lạnh.
- Lồng úm cho 100 con gà con có kích thước 2mx1mx0.5m. Tùy theo số lượng mà người chủ chăn nuôi có thể mở rộng và thêm các thiết bị đèn úm phù hợp.
- Lồng cần được chiếu sáng với cường độ hợp lý.
- Sát khuẩn chuồng úm, dụng cụ úm sạch sẽ trước khi mang đi úm gà.
Cách làm chuồng gà trong kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo phát triển tốt:
- Chuồng trại được thiết kế đảm bảo thông thoáng, không quá ẩm thấp, không bị ứ nước.
- Nên xây nền cao hơn với mặt đất và thêm các chất độn như trấu để làm nền cho gà ngủ ấm.
- Gà Đông Tảo có thể nuôi theo hình thức thả vườn hoặc nuôi chuồng nhốt công nghiệp. Tuy nhiên, nếu nuôi gà với mục đích đá chọi thì nên chăn thả để gà được săn chắc cơ, chân cánh khỏe mạnh, các bộ phận cơ thể được linh hoạt và có lực.
- Nên dựng sào đậu cho gà ngủ bằng tre, nứa, gỗ là tốt nhất. Xây vách chuồng cao khoảng 0.5m, dùng sắt phân chia các ô nuôi gà để gà không chạy nhảy giữa các ô.
Cách chọn giống gà Đông Tảo chất lượng
Chọn gà Đông Tảo giống chất lượng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phát triển của gà. Giống gà này cho trứng ít mỗi lứa và để không nhiều đợt như gà thông thường. Do vậy, các trang trại nuôi gà giống cũng chú ý đến việc chăm sóc gà giống. Chất lượng gà con sinh ra đa số là tốt. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá chủ quan. Dưới đây là những kỹ năng chọn gà mới nở tốt nhất:
- Chọn đơn vị nhân giống gà uy tín, chất lượng.
- Chọn gà có bộ lông tơi, khô, mềm mại, màu đẹp và bóng mượt. Mỏ và chân ú mập, tươi tắn, bóng hồng.
- Gà chuyển động nhanh nhẹn, mắt và đầu linh động, luôn tò mò, nhìn nghía theo mọi chuyển động xung quanh
- Gà ăn khỏe.
Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo dưới 1 tháng tuổi: thức ăn, nước uống cho gà
Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo tốt rất chú trọng vào thức ăn. Gà nên được cho ăn bởi các thức ăn chuyên dụng, nên là cám chuyên dụng cho gà mới nở. Trong cám đã có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để gà con phát triển tốt theo độ tuổi. Người nuôi có thể bổ sung thêm vitamin vào thức ăn để gà thêm khỏe mạnh, tăng đề kháng.
Thức ăn phải đảm bảo luôn tươi mới. Mỗi bữa cho một lượng vừa đủ để có thể ăn hết, không lưu cữu sang bữa sau. Thức ăn cho gà có độ dinh dưỡng cao nên nếu để quá lâu trong không khí sẽ dễ bị biến đổi chất, hư hỏng hoặc thu hút vi khuẩn, động vật hoang dã đến thưởng thức.
Máng ăn, máng uống cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày. Nước cho gà không được để quá 24 giờ để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn.
>>> Xem thêm: Bật mí các giống gà chọi nổi tiếng được săn đón nhiều hiện nay
Cách úm gà trong kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo
Gà chọi Đông Tảo dưới 1 tháng tuổi nên được nuôi nhốt chứ không nên thả vườn, trừ khi gà mẹ nuôi con. Ở độ tuổi này, gà nên được ủ điện cả ngày lẫn đêm. Úm trong không gian ấm áp, kín gió nhưng không bị bí khí.
Sau khi đã xây dựng chuồng úm như hướng dẫn ở trên, người nuôi sẽ tiến hành úm gà. Nguồn nhiệt đảm bảo nhất đó là bóng đèn dây tóc, đèn úm. Nhiều người sử dụng đèn dầu hoặc than củi để sưởi cho gà. Tuy nhiên, 2 nguồn nhiệt này tương đối nguy hiểm vì tạo ra nhiều khói độc và nguy cơ cháy cao.
Mức nhiệt cần cung cấp cho gà là:
- Tuần 1: 31 – 34 độ C
- Tuần 2: 29 – 31 độ C
- Tuần 3 + 4: 27 – 29 độ C
Để nhận biết nhiệt độ trong kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo căn cứ vào hành động của gà.
- Nếu gà nằm rải rác khắp chuồng, đi lại nhiều, ăn uống bình thường thì nhiệt đã đạt.
- Nếu gà tản xa nguồn nhiệt, nằm cách một khoảng so với trung tâm của đèn, há mỏ để thở, uống nhiều nước thì tức là nhiệt đang hơi cao, nên giảm xuống cho phù hợp.
- Nếu gà run rẩy, tụ tập thành đàn nằm gối lên nhau, chụm lại ở gần bóng tức là nhiệt không đủ, cần tăng nhiệt độ úm gà lên.
- Nếu gà nắm túm tụm lại một góc chuồng kín tức là chuồng đang bị gió lùa. Người nuôi cần có biện pháp chặn gió và chuồng.
Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo từ 1 tháng tuổi đến trưởng thành
Sau 4 tuần đầu tiên, gà Đông Tảo đã tương đối phát triển và có thể nuôi thả vườn. Chủ trang trại có thể thả gà sau khi sương trên mặt đất đã khô, mặt trời đã ấm sau khi mọc được 1 – 2 giờ. Trong vườn thả nên trồng nhiều cây có bóng mát để gà có thể nghỉ ngơi mát mẻ.
Thông thường, gà trên 1 tháng tuổi không cần ủ điện cả ngày. Nếu trời mùa hè nhiệt độ cao thì có thể bỏ việc úm. Tuy nhiên, nếu là mùa thu, đông và xuân lạnh thì nên úm khi gà vào chuồng để nhiệt độ khi ngủ của gà được ổn định.
Gà sau 1 tháng tuổi sẽ phát triển nhanh, ăn khỏe, thịt và cơ bắp đỏ au. Gà bắt đầu phát triển nhiều về mọi bộ phận như cơ, thịt, lông, xương… Do vậy, ngoài cám thức ăn chuyên dụng nên bổ sung thêm lúa, cám; protein thực vật và động vật như các loại hạt đỗ, giun đất; thực phẩm giàu canxi cho xương chắc khỏe như bột vỏ ốc, vỏ sò, cá, tôm…
Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo: phòng bệnh cho gà
Để phòng bệnh hiệu quả, người chăn nuôi cần khử khuẩn toàn bộ khu vực chăn nuôi và khu vực xung quanh trước khi chăn thả và trong khi chăn thả theo định kỳ. Kiểm soát chặt chẽ người lạ đến từ những vùng có dịch.
Bên cạnh đó, cần cho gà sử dụng vacxin, kháng sinh phù hợp theo khuyến nghị của bác sĩ thú y. Các loại này có thể dùng cho gà mới nở đến trưởng thành. Thuốc sẽ có tác dụng tốt để tránh bệnh dịch phát triển, lây lan.
Nội dung chính của bài viết đã hướng dẫn bạn kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo hiệu quả. Mong rằng qua bài viết, bạn có thể đúc rút kinh nghiệm nuôi giống gà này. Tiếp tục theo dõi DagaC1 để cập nhật nhiều kiến thức nuôi gà và những trận đá gà trực tiếp hấp dẫn.