Phòng tránh một số bệnh thường gặp ở gà con là nỗi quan tâm hàng đầu của của bất cứ chủ trang trại nào. Việc phòng này sẽ giúp sức khỏe của cả đàn gà được đảm bảo an toàn, chất lượng gà xuất chuồng tốt và hiệu quả kinh tế cao. Dưới đây DagaC1 sẽ tổng hợp là một số bệnh thường gặp nhất ở gà, biểu hiện và cách phòng tránh chung để ngăn chặn bệnh sinh sôi.
Một số bệnh thường gặp ở gà con trong giai đoạn từ 1 – 30 ngày tuổi
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm hay bệnh IB
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà (IB) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Coronavirus gây nên (virus này có đến 20 serotype) khi gà bị nhiễm lạnh và có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn.
Bệnh có thể truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp giữa gà bệnh và gà khỏe mạnh; truyền qua giọt bắn, đường hô hấp; truyền qua không khí giữa các chuồng trại. Thời gian ủ bệnh của gà thường từ 18 – 36 giờ.
Biểu hiện của gà con khi nhiễm bệnh là ho, hắt hơi, tắc nghẽn khí quản, há mồm ra thở, dịch ở mũi chảy nhiều, mắt ướt và sưng. Chúng thường đứng tụm lại thành nhóm dưới đèn để sưởi ấm, lông xù, phân thải ra loãng và sút cân. .
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ nhiễm đàn lên tới 100%. Tỷ lệ chết đàn gà con dưới 6 tuần tuổi khoảng 25%. Với gà trên 6 tuần tuổi thì tỷ lệ chết thấp hơn.
Bệnh IB hiện chưa có thuốc dùng để đặc trị. Do vậy, khi gà nhiễm bệnh cần nhanh chóng tách đàn cách ly, báo cho thú y địa phương để đặt mức cảnh báo.
Cách phòng tránh bệnh là thực hiện ấp gà con đủ nhiệt độ. Chế độ ăn uống hợp lý. Chủ trang trạng cần thực hiện những biện pháp phòng tránh bệnh nói chung khi chăn nuôi gà. Nếu gà bị IB khỏi nhưng lại bị bệnh kế phát khác thì nên sử dụng kháng sinh Tetracyclin, Neotesol kèm vitamin bổ dưỡng.
>>> Xem thêm: Bệnh thương hàn gà nguy hiểm ra sao? Triệu chứng và cách chữa
Bệnh bạch lỵ
Bệnh bạch lỵ năm trong danh sách một số bệnh thường gặp ở gà con phổ biến nhất. Bệnh phát triển là do vi khuẩn Salmonella Pullorum. Chúng có 3 thể kháng nguyên với độc lực tác động đến sức khỏe như nhau. Gà bị lạnh và dinh dưỡng cung cấp không đủ là nguyên nhân hỗ trợ để vi khuẩn càng trở nên phát triển mạnh mẽ.
Có hai con đường lây truyền bệnh bạch lỵ. Thứ nhất là gà bố mẹ bệnh làm trứng tạo ra đã mang sẵn vi khuẩn hoặc trong quá trình ấp, vi khuẩn có thể xâm nhập qua vỏ để vào bên trong. Thứ hai là do lây truyền trực tiếp từ gà bệnh sang gà khỏe mạnh qua giọt bắn, thức ăn, nước uống chung, hít chung không khí và các loại côn trùng trong chuồng trại .
Triệu chứng của bệnh là phần trắng, dính bết vào hậu môn và gà con nhiễm bệnh có tỷ lệ chết cao (lên tới 100%).
Cách phòng tránh: khi gà con mới bắt về nên cho uống thuốc bio-tetra colivit hoặc bio-amcoli plus trong 3 – 5 ngày để phòng bệnh. Trong giai đoạn úm gà con nên đủ nhiệt độ, có chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ.
Bệnh E.coli
E.coli là một loại vi khuẩn gram âm và có nhiều chủng, có độc tố gây hại nặng. Chúng gây nên nhiều bệnh trên các loại gia cầm, đặc biệt là gà. Những bệnh phổ biến nhất là nhiễm trùng huyết, bệnh đường tiêu hóa, viêm tục tế bào bạch cầu, viêm khớp, viêm hô hấp…
Bệnh này có thể xuất hiện trên mọi giai đoạn của gà, kể cả khi gà chuẩn bị xuất chuồng. Con đường lây nhiễm gồm trực tiếp từ gà bệnh sang gà khỏe mạnh qua đường hô hấp, chất thải, không khí. Nhiễm từ gà mẹ sang gà con trong quá trình hình thành trứng. Do vậy, gà con đẻ ra đã có sẵn mềm bệnh trong người. Con đường gián tiếp là qua thức ăn, nước uống, dụng cụ ăn uống đã mang mầm bệnh.
Ở gà con, những triệu chứng điển hình sẽ thể hiện ra ngoài trong khoảng 2 – 20 ngày sau khi nở. Biểu hiện là gà sốt nhưng sau giảm dần. Lồng gà xù, cánh xệ, mào thâm đen, bỏ ăn hoặc ăn ít, lười vận động. Khi phân thải ra có đặc điểm là loãng, vàng, xanh và có nhiều bọt khí. Hơi thở của gà nặng, nhịp nhanh và cuối cùng là chết nếu điều trị không hiệu quả.
Tùy vào từng chủng vi khuẩn E.coli sẽ có những kháng sinh điều trị đặc dụng. Một số loại thường dùng đó là Colistin, Norfloxacin, Kanamycin, Gentamycin. Chủ trang trại có thể cho dùng theo dạng tiêm hoặc pha vào nước uống theo hướng dẫn trên bao bì thuốc.
Chủng này có nhiều loại nên việc tiêm phòng hoặc nhỏ bằng vacxin thường kém hiệu quả. Thay vào đó, chủ trang trại nên sử dụng các biện pháp phòng tránh chung.
Bệnh khô chân
Bệnh khô chân ở gà con thường là giai đoạn mới nở, gà từ 2 – 15 ngày tuổi và khi gà có khối lượng trên 1kg – giai đoạn phát triển mạnh mẽ của gà. Nguyên nhân khiến gà bị khô chân là do cơ thể bị mất nước nhanh.
Biểu hiện của gà con nhiễm bệnh là lười vận động, mắt nhắm nghiền, ăn uống ít. Phần da chân khô quắt, dính chặt vào xương và hiện cả đường mạch máu, gân. Cơ thể gà gây gò thấy rõ, lông xù. Khi quan sát bộ phận trong cơ thể gà sẽ thấy ruột quắt, viêm xuất huyết.
Để phòng tránh bệnh thì nên úm gà ở nhiệt độ phù hợp. Những ngày đầu nên ủ ở 37 độ C, có thể giảm dần trong những ngày sau và duy trì ở 27 – 29 độ C cho gà con. Sau 21 ngày có thể ủ tùy vào nhiệt độ thực tế môi trường. Chế độ dinh dưỡng cho gà cần được quan tâm. Phải cho gà ăn đúng loại cám, thức ăn cho gà sơ sinh để tránh gà bị nặng bụng
Cách phòng tránh chung cho một số bệnh thường gặp ở gà con
Gà con là lứa tuổi dễ bị nhiễm bệnh nhất do sức đề kháng của gà còn yếu. Do vậy, bên cạnh những cách phòng riêng cho từng bệnh, người chủ trang trại cần có kiến thức nuôi gà khác như cách chọn giống, sử dụng vacxin và vệ sinh phù hợp. Dưới đây là những biện pháp để phòng tránh bệnh hiệu quả.
Chọn giống gà
Đầu tiên, người chủ phải lựa chọn nguồn gốc giống vật nuôi thật chất lượng. Nên nhập giống từ những trang trại giống có quy trình lấy trứng, ấp nở và chăm sóc gà sơ sinh thật uy tín. Họ đã có nhiều năm kinh nghiệm nên sẽ có phương pháp chọn lọc trứng sạch, khỏe và những quy trình phía sau bài bản để tạo ra cá thể gà khỏe mạnh, sạch bệnh.
Nhỏ và tiêm vacxin
Thứ hai, thực hiện nhỏ vacxin, tiêm vacxin định kỳ cho gà theo khuyến nghị của bác sĩ thú y địa phương. Ngoài ra, chủ trang trạng cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia chăn nuôi gà về quy trình và thời gian cung cấp vacxin cho gà phù hợp nhất.
Vệ sinh, khử khuẩn
Thứ 3, thực hiện vệ sinh dụng cụ ăn uống mỗi ngày. Thức ăn cho gà nên cho đủ khối lượng để gà ăn hết trong một lần. Không cho quá nhiều để chúng ăn rả rích cả ngày vì ruồi, muỗi, bọ mang mầm bệnh thường tấn công vào thức ăn thừa. Nước uống nên dùng nước sạch. Không cho gà con dùng nước quá 24 giờ vì tích tụ nhiều thức ăn thừa và vi khuẩn.
Thứ tư là phun khử khuẩn chuồng trại và khu vực lân cận thường xuyên bằng thuốc sát trùng có chứa chlorine, iodophor và iodine với nồng độ 2 – 5%.
Trên là một số bệnh thường gặp ở gà con và cách phòng tránh hiệu quả. Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn đọc đặc biệt là chủ trang trại sẽ có cách chăn nuôi gà tốt nhất.