Bệnh tụ huyết trùng ở gà là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm, căn bệnh này có khả năng lây lan nhanh và tỉ lệ chết lên rất cao. Nó gây thiệt hại kinh tế rất lớn đối với bà con chăn nuôi nếu không phát hiện sớm và điều trị. Vậy hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này, nguyên nhân và cách phòng trị ngay tại đây nhé.
Bệnh tụ huyết trùng ở gà là gì, có nguy hiểm không?
Bệnh tụ huyết trùng gà hay còn được gọi là bệnh toi gà do các vi khuẩn gây ra. Bệnh thường hay xuất hiện vào những thời điểm giao mùa, đặc biệt là những nơi có khí hậu nóng ẩm. Khi mắc bệnh, gà chiến thường xuất hiện các hiện tượng viêm xuất huyết ở liên kết dưới da, màng niêm mạc và gan hoại tử.
Bệnh tụ huyết trùng gà có thể phát sinh ở mọi giai đoạn phát triển và thường bệnh sẽ diễn biến rất nhanh, gây ra chết hàng loạt. Không chỉ ở gà tham gia đá gà trực tiếp, mà hầu hết các loại gia cầm đều có thể nhiễm bệnh này như ngan, vịt, các loài chim…
Nguyên nhân gây ra bệnh
Bệnh tụ huyết trùng gà bị gây ra bởi vi khuẩn có tên Pasteurella Multocida, vi khuẩn này có nhiều chủng, là vi khuẩn Gram (-). Bệnh thường lây nhiễm qua đường hô hấp và đường tiêu hóa là chính hoặc có thể qua vết thương ngoài da, hay đã tiếp xúc trực tiếp với gia cầm mang bệnh.
Vi khuẩn Pasteurella Multocida sẽ đi vào đường máu của gà tới các cơ quan trong cơ thể gây ra tụ máu, viêm nhiễm. Mầm bệnh tụ huyết trùng có thể tồn tại ở bụi có trong không khí hoặc có trong thức ăn đồ uống khi chuồng trại không đảm bảo vệ sinh, ẩm ướt, nấm mốc…
Các triệu chứng xuất hiện của bệnh tụ huyết trùng ở gà
Bệnh tụ huyết trùng ở gà thường sẽ xuất hiện vào những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột và thường sẽ thấy bệnh ở gà từ hai tháng tuổi trở lên. Bệnh sẽ có những cấp độ triệu chứng khác nhau như sau:
Thể quá cấp tính
Ở thể này, bệnh tụ huyết trùng thường sẽ diễn biến rất nhanh, người nuôi khó phát hiện bệnh sớm, kịp thời. Giai đoạn này tình trạng của gà suy yếu nhanh, chỉ có thể kéo dài 1 – 2 tiếng sau khi phát bệnh là có thể chết. Một số triệu chứng để nhận biết nhanh như sau:
- Gà trông ủ rũ, mệt mỏi và có thể chết đột ngột.
- Da gà dần chuyển sang tím tái, nhợt nhạt.
- Có hiện tượng chảy nước mũi ở gà và có thể lẫn cả máu.
- Phần tai và tích gà bị sưng phồng lên.
Thể cấp tính
Thể này xảy ra khá phổ biến trên gà và thời gian ủ bệnh có thể là 2-3 ngày. Một số triệu chứng có thể thấy ở thể này bao gồm:
- Gà xuất hiện tình trạng bị sốt cao, có thể lên tới 42 – 43 độ C.
- Gà có hiện tượng ủ rũ và chán ăn, bỏ ăn. Lông của gà thường sẽ bị xù lên, đi lại khá chậm chạp, yếu ớt.
- Mũi và miệng của gà chảy dãi, trong dịch có lẫn cả máu.
- Phân gà dạng lỏng và có màu nâu.
- Gà xuất hiện tình trạng bị khó thở.
- Nhận thấy mào và yếm gà bị tím bầm do bị tụ máu. Cơ thể tím tái.
- Khi bệnh diễn biến nặng, gà có thể bị chết do ngạt thở.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu đặc điểm gà bị chướng diều khô chân
Thể mãn tính
Đây là thể cũng xảy ra tương đối nhiều trên gà, gây ảnh hưởng tới hiệu quả, năng suất, nuôi mãi nhưng gà không lớn, tốn nguồn thức ăn và công chăm sóc. Ở thể này sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Yếm gà xuất hiện tình trạng sưng lên, phù thũng gây ra đau đớn.
- Yếm gà có thể bị hoại tử và cứng lại.
- Thể trạng gà yếu ớt, gầy còm.
- Phân gà ở dạng lỏng và có màu vàng.
- Màng não của gà rất có thể bị hoại tử
Bệnh tích
Đây là đặc điểm cơ thể điển hình khi gà bị phát bệnh và có những dấu hiệu như:
- Cơ thể gà béo và chuyển sang trạng thái tím tái, nhợt nhạt.
- Phần thịt của gà nhão và dưới da có tiết dịch nhớt.
- Khi bị nhiễm bệnh, tim gà bị sưng lên và trong khoang tim có chứa nhiều chất dịch nhầy.
- Phổi gà có thể bị tụ máu và xuất hiện màu nâu thẫm, trong phế quản sẽ có chứa dịch nhầy.
- Phần gan gà cũng sẽ bị sưng, bề mặt gan xuất hiện các nốt hoại tử màu trắng hoặc đốm vàng.
- Thành niêm mạc ruột thường bị chảy máu, tụ máu hoặc bị viêm.
- Gà xuất hiện tình trạng bị viêm khớp, vị trí các khớp sưng phù mưng mủ.
Cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà đem lại hiệu quả cao
Để phòng chống bệnh tụ huyết trùng ở gà người nuôi cần phải nắm các kiến thức nuôi gà như sau:
- Một trong các phương pháp phòng bệnh tụ huyết trùng đó là tiêm vắc xin cho gà khi gà được 1 tháng tuổi. Mọi người có thể sử dụng vaccine vô hoạt tụ huyết trùng gia cầm với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thường là là 0,5ml/con.
- Bên cạnh đó cần phải kết hợp giữ gìn vệ sinh chuồng trại, thiết bị chăn nuôi đảm bảo sạch sẽ, định kỳ 1-2 tuần/ 1 lần phun khử trùng trong, ngoài chuồng nuôi gà.
- Có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đảm bảo thức ăn, nước uống hợp vệ sinh. Thường xuyên bổ sung thêm một số loại loại thuốc bổ, men tiêu hóa, uống vitamin C… để nâng cao thể trạng cho gà.
- Ngoài ra, người nuôi có thể tham khảo cách ngâm tỏi với rượu để cho gà ăn trong những ngày thời tiết thay đổi đột ngột đề gà có sức đề kháng, chống lại các căn bệnh.
Hướng dẫn các cách để điều trị bệnh tụ huyết trùng
Khi phát hiện gà mang bệnh tụ huyết trùng, cần thực hiện phác đồ điều trị ngay lập tức để đạt hiệu quả nhất, tránh các rủi ro, thiệt hại. Nếu để lâu, bệnh chuyển sang thể mãn tính thì điều trị kém hoặc không có hiệu quả. Dưới đây là 2 phác đồ cơ bản để điều trị tình trạng bệnh tụ huyết trùng ở gà.
Phác đồ điều trị 1: Hòa vào nước uống hoặc trộn chung với thức ăn một trong các loại sau:
- Bio Amoxillin với liều lượng 10g/100kgP/ngày x 3 ngày là khỏi.
- Ampi coli với liều lượng 10g/100kgP/ngày x 3 ngày là khỏi.
- Norflox-10 với liều dùng là 25ml/100kgP/ngày x 3 ngày.
- Liều dùng Enro-10 là 25ml/100kgP/ngày x 3 ngày là khỏi.
- Với T. Colivit thì liều lượng là 20g/100kgP/ngày x 3 ngày.
Ngoài ra, kết hợp thêm với vitamin, giải độc gan thận. men tiêu hóa để tăng sức đề kháng, giúp gà nhanh khỏi bệnh hơn như PERMASOL, NOPSTRESS…
Phác đồ điều trị 2 : Trong trường hợp gà xuất hiện triệu chứng nặng, có thể sử dụng 1 trong những loại thuốc sau để tiêm cho gà: LINSPEC 5/10 hoặc LINCOSPECTOJECT với liều dùng là 1ml/3-4 kg gà, ngày 1 lần (3 ngày liên tục).
Nên tiếp tục cho gà uống hoặc trộn chung thức ăn một trong những loại thuốc theo phác đồ 1 thêm 2 – 3 ngày sau khi đã tiêm 3 ngày để chắc chắn gà khỏi bệnh hoàn toàn và không bị tái phát bệnh.
Trên đây là bài viết mà DagaC1 chia sẻ các thông tin và cách phòng chống, điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà tới anh em nuôi gà, đặc biệt là giống gà chọi. Hy vọng bài viết này thực sự hữu ích và giúp những anh em có thêm kinh nghiệm và đạt hiệu quả cao trong việc chăm nuôi gà.