Tìm hiểu đặc điểm gà bị chướng diều khô chân

Hiện tượng gà bị chướng diều khô chân liên tục xuất hiện thời gian gần đây, khiến những người chăn nuôi không khỏi lo lắng. Căn bệnh này xuất hiện từ những trang trại lớn đến những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Mọi người cần tìm hiểu và nắm rõ đặc điểm của bệnh này để đưa ra được phương pháp xử lý. Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu về bệnh gà bị chướng và diều khô chân.

Tìm hiểu nguyên nhân làm gà bị chướng diều khô chân

Gà chướng diều khô chân hầu hết nguyên nhân đến từ thức ăn hoặc một số bệnh do đường ruột, khoang miệng tạo nên. Gà bị khô chân có biểu hiện khi chân gà mới nở thường teo nhỏ. Khi mới nở chúng rất nhanh nhẹn, nhưng khi bị bệnh chúng nhanh chóng bị co quắp và nằm một chỗ.

Một số nguyên nhân khiến gà chướng diều khô chân như sau:

  • Do hiện tượng thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng
  • Do ăn quá nhiều chất xơ
  • Do bị bội thực thức ăn và nước uống
  • Bị bệnh đường ruột
  • Bị nấm miệng, nấm diều
  • Do bị nghẽn đường ruột
  • Do sàn nuôi nhiễm khuẩn, nhiễm độc

Một số loại thuốc đặc trị gà chướng diều khô chân như Mekozym, Mekosal. Đây là những loại thuốc chuyên chữa các loại nấm, đường ruột. Chúng ta pha thuốc vào nước uống cho gà trong vòng một tuần. Phương pháp này chữa cho trường hợp gà bị chướng diều là chủ yếu.

gà bị chướng diều khô chân
Tìm hiểu nguyên nhân làm gà bị chướng diều và khô chân

Những giai đoạn gà bị chướng diều khô chân cần biết

Gà bị mất nước, ăn phải thức ăn nhiễm độc là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chướng diều khô chân. Khi gà yếu do bị bệnh thường bỏ ăn, cơ thể gầy gò, lông không được mượt óng,… Tùy thuộc vào độ tuổi của gà mà chúng ta có những cách điều trị khác nhau, cụ thể như sau:

Gà bị chướng diều khô chân từ lúc mới nở

Nếu trong giai đoạn này xuất hiện gà bị chướng diều khô chân có thể do lượng gà con nhốt cùng nhau quá đông. Nhiệt độ chuồng nuôi quá cao, gây hiện tượng mất nước, gà biếng ăn, dần đến gà nhiễm nhiều bệnh lý làm cho gà chướng diều khô chân. Cần cải tạo chuồng trại, vệ sinh thường xuyên, tạo nơi nuôi nhốt thoáng khí để tránh hiện tượng chướng diều khô chân.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật úm gà con chi tiết cho người mới trong chăn nuôi

Gà chướng diều khô chân ở giai đoạn từ 1kg-1,5kg

Tương tự lúc mới nở, ở giai đoạn này gà nhiễm bệnh hầu hết do không được cung cấp đủ nước uống hoặc nước uống nhiễm bệnh. Ngoài ra còn do chế độ ăn không phù hợp: ăn quá nhiều chất xơ, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, nhiễm nấm, thức ăn chứa nhiều chất độc hại…

Trường hợp gà chướng diều khô chân do bệnh lý khác đến từ yếu tố môi trường, thời tiết thay đổi. Một số bệnh dẫn đến chướng diều khô chân như: bệnh bạch lỵ, bệnh thương hàn….

Lúc này gà sẽ có một số biểu hiện như: bỏ ăn, ủ rũ, đi ngoài ra nước, phân xanh hoặc trắng, xù lông, gật gù…Nhờ những triệu chứng bệnh lý này mà chúng ta sẽ tìm ra được phương pháp điều trị cho gà phù hợp, tránh để lây lan và chết trên diện rộng.

gà bị chướng diều khô chân
Gà chướng diều khô chân ở giai đoạn từ 1kg-1,5kg

Gợi ý cách phòng tránh gà bị chướng diều khô chân

Trong bất kỳ trường hợp nào thì việc phòng bệnh sẽ là phương pháp hiệu quả nhất. Người ta thường nói phòng bệnh hơn chữa bệnh. Dưới đây là một số biện pháp để những người chăn nuôi phòng bệnh chướng diều khô chân hiệu quả nhất:

  • Luôn đảm bảo chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, thoáng khí
  • Trang bị đầy đủ máng ăn, máng uống cho gà, lượng thức ăn nước uống luôn đủ và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
  • Phun khử khuẩn định kỳ theo từng giai đoạn, hay tình hình thời tiết, dịch bệnh; tiêm phòng vắc xin đúng thời điểm.
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng khi gà bị bệnh.
  • Mật độ gà trong chuồng nuôi nhốt phải đảm bảo, không quá đông để tránh bệnh cho gà.
  • Có thể trang bị thêm máy nghiền, trộn thức ăn để đảm bảo vệ sinh cũng như liều lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn của gà được pha trộn hợp lý.
gà bị chướng diều khô chân
Gợi ý cách phòng tránh bị chướng diều khô chân ở gà

Phương pháp chữa chướng diều khô chân cho gà trưởng thành

Khi chữa bệnh chướng diều khô chân cho gà trưởng thành thường khó khăn hơn so với gà con. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là phải cho gà bị bệnh cách ly, vừa tránh lây lan cho cả đàn, cũng như có thể dễ dàng chăm sóc, điều trị cho gà bệnh. Khi cách ly gà bệnh xong cũng cần thực hiện theo một số bước sau:

  • Bước 1: Tiến hành tổng vệ sinh chuồng nuôi, trại nuôi. Khử trùng, sát trùng bằng các dung dịch đặc trị.
  • Bước 2: Sau khi tách gà bị bệnh ra khỏi chuồng nuôi, phải cho gà khỏe ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nước uống. Tiếp theo sử dụng thuốc kháng sinh và bổ sung chất điện giải để tăng sức đề kháng cho gà.
  • Bước 3: Dùng thuốc Dizavit – Plus liều lượng 2g/1 lít nước cho gà uống liên tục trong 7 ngày. Kết hợp với các loại thuốc kháng sinh để khống chế vi khuẩn bội nhiễm.
gà bị chướng diều khô chân
Phương pháp chữa chướng diều khô chân cho gà trưởng thành

Lời kết

Hiện tượng gà bị chướng diều khô chân đã được bài viết phân tích, chia sẻ tới mọi người. Bài viết cũng đã chỉ ra một số biện pháp chữa trị cũng như phòng tránh cho người nuôi nếu gà bị bệnh. Hi vọng những kiến thức nuôi gà bổ ích trên sẽ giúp cho người chăn nuôi tạo được hiệu quả kinh tế cao nhất từ việc nuôi gà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1