Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng đạt hiệu quả cao nhất

Thực hiện đúng hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng, đặc biệt là giống gà đá sẽ giúp những chú chiến kê khỏe mạnh, cực sung và hiếu chiến, đem đến hiệu quả chiến đấu cao. Trong bài viết này, DagaC1 sẽ chia sẻ tới anh em những hướng dẫn về quy trình, kỹ thuật nuôi gà cũng như những bí quyết để nuôi gà sao cho khoa học và hiệu quả nhất.

Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng có ưu điểm gì?

Hiện nay, nhằm tăng năng suất, hiệu quả nuôi gà thì các trại gà đá hay hộ gia đình đã áp dụng các mô hình chăn nuôi gà đa dạng như: mô hình nuôi gà thả vườn, nuôi gà đẻ trứng, nuôi gà nhốt chuồng… Trong đó, nuôi gà nhốt chuồng được xem là mô hình phổ biến nhất và đem lại hiệu suất cao hơn các mô hình khác bởi các ưu điểm sau:

  • Quy mô này thích hợp cho các trang trại nhỏ, vừa hay cả các hộ gia đình.
  • Chuồng gà được xây lắp chắc chắn nên dễ dàng lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, quạt thông gió, hệ thống sưởi đảm bảo điều kiện môi trường chăn nuôi tốt nhất.
  • Kiểm soát tốt trong việc phòng chống dịch bệnh cũng như vệ sinh chuồng trại. Hạn chế được sự lây lan dịch bệnh ra môi trường xung quanh và mô hình nảy cũng giúp những chú gà sẽ phát triển đồng đều hơn.
kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng
Lợi thế của việc nuôi gà nhốt chuồng

Chuẩn bị chuồng nuôi gà thế nào là tốt nhất?

Cách làm chuồng cũng thuộc trong những kiến thức nuôi gà cần phải nắm bắt. Đây là tiêu chí cần quan tâm đầu tiên trước khi bắt tay vào nuôi gà nhốt chuồng. Chuồng trại phải đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ thì gà mới sinh trưởng, phát triển tốt và tránh được các mầm bệnh xâm nhập.

  • Vị trí: khu chuồng nuôi gà nên tách biệt với nơi sinh sống và nguồn nước sinh hoạt.
  • Mái chuồng: thường kết cấu 1 mái hoặc 2 mái, nên làm tôn lạnh chắc chắn, không bị nứt và có khả năng cách nhiệt tốt. Mái được làm nhô ra ít nhất từ 20 – 30cm để chắn mưa, gió tốt nhất cho gà.
  • Tường chuồng: 3 mặt tường xây bằng gạch có bạt che để tránh mưa hắt vào, đảm bảo ấm vào mùa đông. Phía mặt trước và cửa chuồng thường làm bằng song sắt để thuận thiện  trong việc chăm sóc và dọn dẹp.
  • Hướng chuồng: Hướng tốt nhất là hướng Đông, Đông Nam hoặc Nam giúp chuồng gà luôn thông thoáng, mát mẻ và không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời.
  • Nền chuồng gà thường làm bằng đất nén chặt hoặc láng xi măng và có rải thêm lớp cát dày từ 15 – 20cm để đảm bảo không làm tổn thương đến chân, cựa của chiến kê.
  • Bố trí máng ăn, uống phù hợp với từng loại gà. Nước uống của gà cần được thay thường xuyên từ 2-  3 lần/ ngày để đảm bảo nước không bị ô nhiễm, ảnh hưởng tới thể trạng của gà.

Ngoài ra, đối với gà chọi con cần phải trang bị lồng úm với kích thước lồng là 2m x 1m x 0,5m, có sức nuôi lên tới 100 con gà con. Sàn chuồng phải cao hơn so với mặt đất ít nhất 0,5m. Bên trong có rải thêm lớp vỏ trấu hoặc rơm khô và có lắp đặt bóng đèn sưởi có công suất từ 60 – 100W, có rèm che xung quanh để bảo vệ gà con tốt nhất.

Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng mang lại hiệu quả cao

Chọn giống gà tốt

Ngoài yếu tố chuồng trại thì giống gà cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi.

  • Với giống gà trống: nên chọn những chú gà lông mượt, khỏe mạnh, có sức dẻo dai, bền bỉ, thân hình đẹp và sở hữu nhiều đòn đẹp, độc, lạ.
  • Đối với giống gà mái: gà mái để giống sẽ quyết định đến việc nâng cao chất lượng gà chọi chiến. Bởi vậy nên chọn con có thân hình thon nhỏ, đầu nhỏ thon dài theo cổ, mỏ vừa phải; lười sâu, ngực ưỡn, lông cánh to dày, cánh úp chặt lấy thân, phao câu to…

Mật độ nuôi nhốt

Với diện tích 1m2 đất, thì chỉ nên thả từ 6 – 8 con gà. Để nuôi với quy mô lớn khoảng 1.000 con gà thì diện tích chuồng rộng từ 120 – 160m2. Không nên để mật độ nuôi quá dày sẽ khiến gà bị ngạt, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của đàn gà.

>>> Xem thêm: Cách nuôi gà đá bo lớn dành cho sư kê mới bắt đầu đam mê

Cách chăm sóc và nuôi dưỡng gà chọi con mới nở

Đàn gà nuôi có phát triển khỏe mạnh, kháng bệnh tốt hay không tùy thuộc vào chế độ chăm sóc.

  • Nên có thời gian để chuồng trống trước ngày nuôi từ 15 – 20 ngày. Chú ý chuồng trại, máng ăn phải được vệ sinh sạch sẽ, phun khử trùng bên trong và khu vực bên ngoài trước khi thả gà 2 ngày.
  • Nên vận chuyển gà về vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Sau khi đưa gà vào chuồng thì cho gà uống nước pha Electrotyle hoặc Vitamin C để tăng sức đề kháng cho gà.
  • Gà con mới nở chỉ nên cho ăn tấm hoặc tấm nấu, bắp nhuyễn ngâm trong vòng 12h – 48h. Từ ngày thứ 3 có thể pha dần với thức ăn nông nghiệp, đối với gà đá thì không nên cho ăn thức ăn công nghiệp.
  • Gà con mới nở thân nhiệt chưa ổn định, sức đề kháng cũng kém nên những ngày đầu cần cho gà làm quen với thức ăn mềm, nhỏ. Nước gà uống phải đảm bảo sạch sẽ.
  • Duy trì ánh sáng suốt 24/24; nhiệt độ, độ ẩm phù hợp để kích thích gà ăn, tiêu hóa
kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng
Vận dụng các kiến thức, kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng đem lại hiệu quả cao

Chế độ ăn uống cho gà đá trong kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng

Đối với những chiến kê tham gia đá gà trực tiếp thì chế độ dinh dưỡng, ăn uống là điều đặc biệt quan trọng bởi điều này sẽ giúp gà có hình dáng mẫu mã, sức bền bỉ, hiếu chiến thậm chí sẽ làm tăng chất lượng thịt đối với mô hình nuôi gà chọi thương phẩm.

Các loại thức ăn nên cho gà đá ăn bao gồm:

  • Thóc lúa là nguồn thức ăn chính đối với gà đá, giúp tăng thể lực, sức khỏe và khả năng chịu đòn.
  • Rau xanh cung cấp các loại vitamin, chất xơ…giúp tăng sức đề kháng, giảm thân nhiệt vào những ngày nắng nóng
  • Bổ sung các loại thảo dược, thực phẩm như: khoáng, vitamin C hoặc tỏi, gừng tốt cho hệ tiêu hóa, giúp làm ấm cho gà trời lạnh, gió rét….
  • Các loại mồi như thịt bò, sâu, lươn, giun đất, giun quế… cung cấp protein, chất đạm, nâng cao thể lực, kích thích sự hiếu chiến cho gà đá từ đậu trận đá đến cuối trận.
kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng
Các loại thức ăn chủ yếu trong nuôi nhốt chuồng

Bên cạnh đó, anh em cũng cần chú trọng đến vấn đề nước uống cho gà đá. Nước luôn phải đảm bảo sạch sẽ, không lẫn tạp chất, vi khuẩn…

Phơi nắng cho gà đá

Đây là một trong những kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng quan trọng đối với gà đá. Anh em nên định kỳ 2 lần/1 tuần đem gà chọi ra phơi nắng từ 7h00 – 8h30, lúc này ánh nắng trưa gay gắt để đạt được hiệu quả cao nhất. Điều này giúp gà có sức bền, thân hình chắc khỏe, dẻo dai.

Phòng bệnh cho chiến kê

Ngoài việc nuôi dưỡng gà, cần chú ý vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hàng ngày, hàng tuần để phòng chống mầm bệnh gây hại cho gà.

kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng
Thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng bệnh cho gà
  • Vệ sinh máng ăn, máng uống, quét dọn thức ăn thừa trên mặt đất.
  • Thường xuyên phun khử khuẩn cho chuồng trại.
  • Đặc biệt, cần thực hiện theo đúng lịch tiêm vắc xin phòng bệnh сho gà chọi con để tránh những mầm bệnh do vi trùng gây ra.

Trên đây là bài viết mà DagaC1 chia sẻ cùng anh em các kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng, đặc biệt là với các giống gà chọi chiến. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho anh em có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi gà, giúp đem lại những chú chiến kê xuất sắc nhất và nhiều thắng lợi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1