Ngày nay, không chỉ ở Việt Nam mà trên khắp thế giới đều ưa chuộng nuôi gà Asil với các tông dòng thuần chủng hay lai tạo khác nhau. Vậy gà Asil là gì? Làm thế nào để phân biệt các loại giống khi nuôi gà Asil. Cùng DagaC1 tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.
Gà chọi Asil là gì?
Gà Asil thuộc dòng gà chọi mạnh nhất thế giới, được đưa đến châu Âu vào khoảng năm 1750. Chúng nổi tiếng ở một số nơi như bang Tamil Nadu và Andhra Pradesh của Ấn Độ và tại khu vực Punjab của Pakistan. Sau dần, việc nuôi gà Asil tham gia đá gà trực tiếp được phổ biến khắp Đông Nam Á. Tuy nhiên, giống gà này lại thường không được tiêu chuẩn hóa tại Ấn Độ và Nam Á. Giống gà này đạt tiêu chuẩn hoàn thiện của hiệp hội gia cầm Hoa Kỳ vào năm 1981.
Giống gà Asil là loài gà đá rất thông minh, sở hữu cơ bắp chắc khỏe và khung xương nặng. Chúng có sức chịu đựng và lòng dũng cảm rất cao, ngoan cường nên được nhiều anh em sư kê ưu ái. Đặc biệt, giống gà này thường đã có khả năng chiến đấu khi mới được vài tuần tuổi và những con gà trống trưởng thành thì cũng sẽ chiến đấu đến chết. Gà Asil có một chiếc mào nhỏ bằng hạt đậu, dái tai màu đỏ và sở hữu chân màu vàng chiếm phần lớn.
Nuôi gà Asil và đặc điểm phân biệt giữa các dòng Asil
Khi nuôi gà Asil, chúng ta nên biết chúng được chia thành 2 dòng chính: loại lớn Kulang Asil và loại nhỏ Reza Asil, tuy nhiên cũng có 1 số dòng Asil biến thể khác như: gà tre Asil, gà asil cobra …Các giống gà Asil mang màu sắc khá đa dạng, phù hợp cho cả thương phẩm và dùng để đá gà trực tiếp. Cùng tìm hiểu về những đặc điểm, tố chất của 2 dòng gà chính khi nuôi gà Asil.
Nuôi gà Asil dòng nhỏ Reza Asil
Đây là dòng gà Asil nhỏ phổ biến khắp thế giới với có trọng lượng khoảng 3kg trở xuống. Trong dòng gà đá Asil Reza được chia nhỏ thành 5 loại tương ứng với các màu sắc: ô, điều, điều nhạt, điều bông và chuối.
Ô đen Siyah Rampuri
Loại gà này có màu đen đặc trưng và chiều cao vừa phải. Nó được đánh giá khá cao về sự linh hoạt, năng động trong di chuyển tuy nhiên sự chịu đựng hơi kém, về khuya thường mau bị xuống. Loại gà này thường dùng để tham gia các trận đá đòn.
Kal Tatiya
Loại gà này sở hữu bộ lông đỏ đậm, có mồng mỏng và khá dài. Đây là loại gà đá có cựa đen và sở hữu lối đá ngang hoặc xoạc cẳng chạy nhưng lại bất ngờ phóng chân ra đá. Chúng được nhiều sư kê nuôi gà Asil ưa thích, săn đón bởi chúng có lối đá khôn và quấn rất chặt.
Jawa màu bạc cánh vịt hoặc chuối
Đây là giống lai tạo từ gà Nhạn cản với gà ô ướt hoặc ô tạo nên. Dòng gà này cũng thường được sử dụng để làm gà đá nhưng chỉ tham gia tại đá xới cỏ.
Sona-tol hay Sonatawal
Giống gà này có bộ lông đỏ cam hoặc đỏ nhạt, thường dùng để tham gia đá gà chứ không làm thương phẩm. Chúng sở hữu bản chất hiếu chiến, sự khôn ngoan, lối đá tài tình, biết cách né đòn và không ngừng hạ gục đối phương. Dòng này khá hiếm và có giá trị cực lớn.
Amir Khan hay Ghan
Đây là một trong các giống gà chọi được ưa chuộng nhất, chúng nổi tiếng là nặng đòn ở tất cả các loại, có khả năng ra đòn và sức công phá cực lớn.
>>> Xem thêm: Cách chữa gà bị đau chân cho thời gian hồi phục nhanh nhất
Nuôi gà Asil dòng lớn Kulang Asil
Dòng này có trọng lượng từ khoảng 4 – 6kg. Nếu như dòng Asil Reza phân biệt dòng qua màu sắc thì Kulang Asil lại được phân biệt theo các biến thể như Nam Ấn, Bắc Ấn và Madras
Bắc Ấn: đây là loại gà đá tiêu biểu của Kulang Asil khi sở hữu đôi chân cao, phần ngực nở và đuôi cúi cung. Loại gà này thường được sử dụng để pha lai giống với gà Tây Phương với mục đích gia tăng sức mạnh cơ bắp.
Nam Ấn: Loại này khá giống Bắc Ấn nhưng có trọng lượng nhẹ hơn. Đây cũng là giống gà phổ biến nhất trên thế giới và được đánh giá là rất thiện chiến.
Madras: Đây là dòng đẹp nhất khi nuôi gà Asil và cũng khá hiếm. Chúng có ngoại hình đẹp, phần ngực vai nở ẩn chứa đầy nội lực.
Kỹ thuật nuôi gà Asil đá cựa sắt
Giống gà Asil luôn đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức, kinh nghiệm để có các bước chăm sóc hoàn hảo, có như thế thì độ săn chắc cơ thể vốn có của gà Asil mới có thể giữ được. Chính vì vậy, anh em cần đảm bảo các điều kiện sau trong kỹ thuật nuôi gà Asil:
- Xây dựng chuồng trại: Đảm bảo cao ráo, thoáng mát và thường xuyên được dọn dẹp, khử trùng, vệ sinh sạch sẽ.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học: thóc, lúa, các loại mồi…
- Chăm sóc gà Asil: Gà cần phải được tắm nắng, tắm nước và tắm cát giúp loại bỏ các sinh vật ký sinh trên lông gà và tránh các bệnh lây nhiễm hay tình trạng bị mốc ở da gà.
- Phòng bệnh cho gà Asil: anh em nên tiêm vacxin định kỳ và bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, chất điện giải để tăng cường sức đề kháng cho gà.
- …
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về kiến thức nuôi gà Asil. Tùy vào từng mục đích nuôi gà Asil của mỗi người mà anh em có thể chọn một dòng gà phù hợp nhất. Cách nuôi gà Asil cũng không có quá nhiều sự khác biệt so với các dòng gà chọi thông thường. Chúc anh em có những chiến kê hùng mạnh để mang lên đấu trường thi đấu.