Gà bị sổ mũi khò khè là một tình trạng phổ biến thường gặp ở gà. Nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng chiến đấu của gà. Vậy dấu hiệu nhận biết gà bị sổ mũi khò khè là gì? Nên cho gà uống thuốc gì khi sổ mũi, thở khò khè. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu tất tần tật về tình trạng sức khỏe này của gà nhé!
Những biểu hiện, dấu hiệu khi gà bị sổ mũi khò khè
Biểu hiện rõ nhất khi gà sổ mũi khò khè là tiếng thở của gà bắt đầu có sự thay đổi. Bên cạnh đó thì còn kèm theo một vài biểu hiện khác như:
- Gà không hoạt bát, ủ rũ và ngồi im một chỗ; khi đi thì dáng đi xiêu vẹo, không thẳng hàng.
- Gà biếng ăn, thường xuyên bỏ ăn trong một khoảng thời gian.
- Gà bị rụng lông, trụi lông, gầy gò, ốm yếu.
- Phân gà “bất thường”, theo đó thì khi đi vệ sinh phân gà thường lỏng, đi phân ra máu hoặc phân xanh.
>>> Xem thêm: Những vị trí nào của vảy gà vấn cán mang lại may mắn khi đá gà?
Nguyên nhân khiến cho gà bị sổ mũi, thở khò khè
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc gà sổ mũi khò khè. Theo đó một số nguyên nhân chính khiến gà gặp phải tình trạng sức khỏe này có thể kể tới như:
- Gà bị cảm lạnh: Gà là một loại vật nuôi có yêu cầu khá cao về điều kiện nhiệt độ nuôi. Trong trường hợp thời tiết chuyển lạnh đột ngột khiến gà chưa kịp thích nghi thì gà sẽ rất bị cảm lạnh, sổ mũi và thở khò khè.
- Thể chất của gà yếu, do di truyền: Một số con gà khi nở ra có thể chất yếu bẩm sinh hoặc do di truyền từ đời bố mẹ cũng thường xuyên gặp phải tình trạng thở khò khè.
- Môi trường sống ẩm thấp: Môi trường sống không đảm bảo, ẩm ướt sẽ khiến cho gà dễ mắc phải các bệnh về tiêu hóa và hô hấp. Trong đó không thể không kể tới bệnh sổ mũi thở khò khè.
- Do vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium: Một trong những nguyên nhân chính khiến cho gà bị sổ mũi, thở khò khè là do gà bị vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium xâm nhập. Theo đó đây là loại vi khuẩn vô cùng nguy hiểm. Nếu như chúng xuất hiện thì có thể gây suy hô hấp ở gà và tạo nên tiếng khò khè. Loại vi khuẩn này thông thường có thể lây trực tiếp qua đường không khí hoặc di truyền từ gà mẹ khi đẻ trứng.
Cách điều trị dứt điểm tình trạng gà bị sổ mũi khò khè hiệu quả
Cách điều trị gà bị sổ mũi khò khè bằng thuốc
Để giúp gà nhanh thoát khỏi tình trạng sổ mũi thở khò khè, sức khỏe nhanh chóng ổn định trở lại, có thể tham gia được các trận đá gà trực tiếp thì anh em sư kê thường xuyên áp dụng cách điều trị bằng thuốc. Theo đó một số loại thuốc sư kê có thể tham khảo khi gà bị sổ mũi như:
- Ampi-Coli Pharm: Loại thuốc này có công dụng hiệu quả trong việc điều trị các vi khuẩn nhạy cảm như E.coli, Pasteurella, Salmonellosis, Streptococcus và đặc biệt là Mycoplasma Galliseptium – Một trong những nguyên nhân chính khiến gà bị sổ mũi, thở khò khè. Liều lượng dùng thuốc này là bạn chỉ cần trộn 100g thuốc vào thức ăn hoặc hòa vào 25 lít nước uống.
- Cefa XL.Gold: Đây là loại thuốc có công dụng chính là điều trị rối loạn hô hấp và sinh sản do vi khuẩn, viêm phổi, hen suyễn, tụ huyết trùng, phó thương hàn, E.coli sưng phù đầu…Cách sử dụng loại thuốc này là tiêm trực tiếp dưới da gà với liều lượng là tiêm 1 ml cho 6 – 8 kg thể trọng.
Những cách chữa gà bị khò khè dân gian hay, hiệu quả
Những bài thuốc dân gian cũng được rất nhiều sư kê áp dụng hiện nay khi gà bị sổ mũi, thở khò khè. Những cách này thì vô cùng đơn giản nhưng cũng mang lại hiệu quả cao. Theo đó anh em sư kê có thể tham khảo một số cách chữa sau:
- Sử dụng gừng cho gà: Bạn cần cho 1 vài nhánh gừng đập dập vào trong nước của gà. Thời gian áp dụng kéo dài từ 2-3 ngày trong hai cử sáng chiều.
- Sử dụng tỏi cho gà: Ngâm 100gr tỏi trong 10 lít nước trong 30 phút sau đó lấy nước cho gà uống trực tiếp hoặc cũng có thể trộn với thức ăn cho gà. Thời gian kéo dài 2-3 ngày bệnh tình của gà sẽ giảm hiệu quả.
- Sử dụng lá trầu không: Giã một vài lá trầu không cùng một ít muối, sau đó vắt lấy nước cho gà uống.
Cách phòng bệnh gà bị sổ mũi khò khè không nên bỏ lỡ
Nếu như sư kê nắm được các kỹ năng, kiến thức nuôi gà khoa học, đúng cách thì sẽ giúp gà luôn được khỏe mạnh, không thường xuyên mắc phải các bệnh. Theo đó trong quá trình nuôi, để tránh tình trạng gà sổ mũi, thở khò khè thì cần thực hiện một số cách phòng bệnh như:
- Quan sát gà hàng ngày để sớm phát hiện ra những triệu chứng, biểu hiện kỳ lạ. Trong trường hợp thấy gà có những biểu hiện lạ thì cần nhốt chúng ra một chuồng khác để tránh lây bệnh tới những con gà còn lại.
- Khi thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp hay khi trời nhiều gió thì để giữ ấm cho gà, sư kê cần thường xuyên che chắn và thắp thêm bóng điện ở chuồng gà.
- Sau khi tham gia chiến đấu về, sư kê hãy lấy đờm dãi hay máu bị tụ trong họng gà ra và lau lại miệng gà thật sạch sẽ. Để giúp gà nhanh chóng lấy lại sức khỏe thì bạn nên thực hiện phương pháp om bóp cho chúng và bổ sung thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Viêm vắc xin cho gà đầy đủ và định kỳ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi gà bị sổ mũi khò khè mà DagaC1 muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết mang tới cho anh em sư kê thật nhiều thông tin bổ ích để từ đó giúp chiến kê của mình luôn luôn được khỏe mạnh, có sức chiến đấu tốt nhất!