Cách nuôi gà chọi ra trường: Cần chuẩn bị những gì trước khi gà ra trường?

Cách nuôi gà chọi ra trường là bước nuôi dưỡng rất quan trọng cho đến khi đủ tiêu chuẩn đem chọi ra trường. Cần chăm sóc gà cẩn thận, chu đáo để khi vào trận đá được sung, đạt được phong độ tốt nhất. Để có sức khỏe dẻo dai, các sư kê phải đạt chuẩn thì cần phải có chế độ chăm sóc cũng như dinh dưỡng đảm bảo, hợp lý và khoa học.

Cách nuôi gà chọi ra trường
Cách chăm sóc nuôi dưỡng gà chọi có sức khỏe tốt

Để có sức khỏe tốt chiến thắng đối thủ, sung hơn trong trận đấu thì việc nuôi thúc là quá trình rất quan trọng. Thông thường quá trình chăm sóc và kiến thức nuôi gà chọi ra trường sẽ có những lưu ý sau.

Cách nuôi gà chọi ra trường và chất dinh dưỡng

Chất dinh dưỡng trong việc chăm sóc gà vô cùng quan quan trọng. Để giúp gà có sức khỏe dẻo dai và bền bỉ người chăn nuôi cần cho gà ăn những gì để phù hợp và đảm bảo. Chế độ dinh dưỡng được chia ra làm hai loại: thức ăn bổ dưỡng và thức ăn thường. Dưới đây được biết như sau:

Cho gà ăn với thức ăn thường

Lúa là thức ăn chính trong chế độ dinh dưỡng cho gà. Lúa lúc này cần phải ngâm nước, làm sạch trấu nổi lên trên bề mặt nước còn lại để đến khi mầm. Thức ăn của gà chọi sẽ khác với thức ăn của gà thường nuôi lấy thịt.

Cách nuôi gà chọi ra trường
Lúa – thức ăn chính cho gà

Có thể cho gà ăn lúa trực tiếp hoặc lúa mọc mầm, nấu chín lúa. Một số nơi thường cho gà ăn thêm cả các hạt đá nhỏ, hạt sỏi để gà sẽ chắc thịt, có sức đề kháng khỏe hơn, hệ tiêu hóa cũng tốt hơn. Đó là cách chăm sóc gà chọi chuẩn khoa học khi ra trường.

Cần lưu ý: Không cho gà lãng phí bỏ thức ăn cho gà ăn xuyên suốt, mà phải cho gà ăn theo bữa có giờ cố định gà không ăn nữa thì cất lúa đi, có thể cho ăn tiếp bữa sau hoặc thay thức ăn mới.

Thức ăn bổ dưỡng

Chúng ta cần bổ sung thêm cho gà dưỡng chất bằng các loại thức ăn như lòng đỏ trứng gà, thịt gà hay cá sống, và thêm các loại rau xanh, đậu hạt (đậu xanh, đậu nành) cho gà ăn theo chu kỳ khoảng 2-4 ngày của chế độ khoa học.  Thức ăn dinh dưỡng này tránh cho gà ăn no, quá no vì khi gần tới bữa chính hoặc sẽ mất hứng thú khi ăn lúa.

Cách nuôi gà chọi ra trường
Chế độ dinh dưỡng tập thể lực cho gà

Nước uống và thời gian cố định

Nguồn nước cho gà uống phải là nước sạch hoặc nước mưa. Cho gà uống nước theo một giờ cố định để giúp gà có chế độ sinh hoạt ăn uống đủ điều độ, không uống tự do. Cách chăm sóc gà chọi này giúp gà luôn trong tình trạng khỏe, đủ nước để nuôi cơ thể có sức dẻo dai khi đá gà trực tiếp.

Quần sương

  • Hàng ngày nên cho gà tắm sương vào lúc 4-5h sáng, cần lấy trước một chiếc khăn xô (bông) sạch để ngoài trời qua đêm cho thấm sương. Trước khi tắm vắt lấy một vài giọt sương cho gà uống sau đó dùng khăn lau khắp mình gà.
  • Lưu ý: Ở giai đoạn nuôi thúc gà chọi không được để gà tự do tắm sương để tránh gà phải cảm ốm, nhanh mất sức khi đá… Bên cạnh đó, giúp gà lưu thông máu được tốt hơn chúng ta nên lấy một ít rượu trắng vẩy lên mình gà hoặc người chăm ngậm rượu rồi phun lên người gà.

Nhồi gà, xổ sơ

  • Tập luyện cho gà vào 3-4 giờ chiều bằng cách nhồi gà hoặc xổ sơ để có sức khỏe dai khi đá gà trực tiếp, bằng cách luồn tay xuống lườn gà rồi nâng lên cao quá đầu mình. Tập cho gà nửa giờ lúc đó gà đủ mệt và cho nghỉ, bài tập trên giúp tiêu hao bớt mỡ và tạo phản ứng nhanh cho gà.
  • Khi làm xổ sơ tránh gây thương tích phải bịt mỏ, bịt cựa. Để gân cốt được dẻo dai, chân gà khỏi bị tù túng cần xổ sơ qua 15 phút.

Tắm nắng, phơi nắng

Lúc mặt trời chuẩn bị lặn tầm 16h30-17h nắng đã dịu hơn và không còn gắt chúng ta nên vẩy hoặc ngậm phun một ít rượu trắng lên người gà chọi và thả gà phơi nắng 15-30 phút. Người nuôi, chăm gà chọi sẽ mất nhiều công sức, kinh tế, thời gian để chuẩn bị sức khỏe tốt khi gà ra trường.

>>> Xem thêm: Đá gà tre mới như thế nào? Cách chọn gà tre đá?

Theo dõi sức khỏe gà hàng ngày

  • Hàng ngày để ý xem gà có bất thường gì không, ăn uống có bỏ bữa không? Thức ăn, nước uống luôn được thay mới vì ăn lại thức ăn đã cũ dễ bị hỏng không đảm bảo vệ sinh.
  • Để theo dõi được hệ tiêu hóa có tốt hay không cần quan sát phân gà. Gà khỏe phân sẽ khô, không mùi. Nếu gà có vấn đề về hệ tiêu hóa phân mùi tanh, có màu trắng hoặc nhớt đỏ, phân loãng, trước ngày đá gà phát hiện thì không được cho gà chọi ra trường.
  • Quan sát, lắng nghe gà vào buổi tối để kiểm tra giấc ngủ, nhịp thở của gà. Nếu phát hiện gà khò khè, khạc mũi khi ngủ ngay hôm sau cần bổ sung vitamin C hoặc nước cam thảo và giảm thời gian tập luyện.
  • Mỗi sáng sớm chúng ta nên lắng tai kiểm tra giọng gáy của gà, giọng vang theo tiếng,  không bị khò khè là gà khỏe. Nếu gà không gáy hoặc giọng gáy yếu là gà đã có vấn đề.

Không cho trống cản mái

Cho gà trống vào chuồng riêng tách biệt gà mái để tránh trường hợp gà cản mái sẽ nhanh bị mất sức, lỏng gối khi đá độ.

Luyện tập quần bội, chạy lồng cho gà

Mỗi ngày thay đổi sân chơi cho gà trong hoặc ngoài lồng vào khoảng 8-9 giờ sáng cho gà chạy bộ 1 tiếng rồi bồng gà vào nghỉ. Có thể con này chạy ngoài, con kia chạy trong.

Từ những thông tin trên DagaC1 giúp người chăn nuôi có thêm kinh nghiệm về cách nuôi gà chọi ra trường, hiểu thêm về các chế độ dinh dưỡng cũng như chăm sóc để làm sao gà có sức khỏe tốt để trước khi vào trận đấu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1