Những loại bệnh đường ruột ở gà có khả năng xuất hiện nhiều nhất

Bệnh đường ruột ở gà là một trong những bệnh phức tạp và khó chữa trị nhất. Nguyên nhân gây ra bệnh vô cùng phong phú. Diễn biến bệnh nhanh, tỷ lệ tử vong so với khỏi bệnh cao vượt trội. Một số bệnh có tỷ lệ lây nhiễm toàn đàn cao gây thiệt hại về kinh tế lớn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh đường ruột trên gà chọi đá và những kiến thức nuôi gà mà chủ trang trại cần biết.

Bệnh đường ruột ở gà: viêm ruột hoại tử

Bệnh đường ruột ở gà
Bệnh viêm ruột hoại tử – Bệnh đường ruột ở gà

Nguyên nhân gây bệnh viêm ruột hoại tử

Bệnh đường ruột ở gà viêm ruột hoạt tử xảy ra ở niêm mạc ruột do vi khuẩn Clostridium perfringens type C (Gram +) gây nên. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi của gà đá chọi nhưng thường gặp nhất khi gà từ 3 tuần tuổi trở lên.

Trong các trường hợp cấp tính phân lập, vi khuẩn yếm khí Clostridium perfringens sinh ra độc tố α, β, y – toxin. Bào tử của vi khuẩn có khả năng chịu nhiệt vô cùng cao, chúng vẫn có thể tồn tại trong nước sôi suốt 2 giờ đồng hồ.

Clostridium perfringens là vi khuẩn yếm khí sống trong đường ruột gà chọi đá. Chúng ít khi phát bệnh nếu không có những yếu tố hỗ trợ như sự xuất hiện của cầu trùng, giun sán quá nhiều, rối loạn tiêu hóa, thay đổi thức ăn, chế độ ăn đột ngột, thức ăn bị nhiễm vi khuẩn và ôi thiu.

Triệu chứng bệnh viêm ruột hoại tử ở gà đá chọi

Clostridium perfringens có vị trí cư trú chủ yếu trong đường ruột, làm tăng độ pH ruột, làm ruột chua, giảm lượng oxy trong khu vực này. Đôi khi, viêm ruột hoại tử còn làm xuất huyết thành ruột. Bệnh lây truyền được và có thể chuyển phát thành dịch bệnh.

Biểu hiện ngoài của bệnh đường ruột ở gà gà là giảm ăn, ăn chậm. Phân khô có màu đen, dính máu do xuất huyết trong, có chất nhầy giống với triệu chứng của bệnh cầu trùng. Gà hay nằm sấp, sã cánh, đầu gục xuống, đi đứng không vững hoặc không thể tự đi đứng. Tỷ lệ gà tử vong là 5 – 25% trong số những con nhiễm bệnh.

Phòng bệnh viêm ruột hoại tử cho gà đá chọi

Cụ thể công việc phòng bệnh như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại chăn nuôi. Dụng cụ ăn uống rửa ráy mỗi ngày 1 lần. Thức ăn, nước uống một ngày cung cấp vừa đủ, không lưu cữu từ ngày này qua ngày khác.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin, axit amin, khoáng để tăng cường sức đề kháng, hạn chế căng thẳng, chống nắng cho gà bằng việc cung cấp đủ nước có pha điện giải Gluco K-C với vitamin.
  • Sử dụng khẩu phần ăn chứa chất đạm phù hợp với lứa tuổi. Dùng nguồn thức ăn cung cấp đạm dễ kết hợp với enzyme, men vi sinh và lợi khuẩn trong đường ruột gà.
  • Hạn chế thay đổi khẩu phần ăn đột ngột. Nếu muốn đổi hãy chuyển đổi từ từ bằng cách tăng dần lượng thức ăn mới trộn cùng thức ăn cũ. Không cho gà sử dụng những loại thức ăn nhiễm nấm mốc.
  • Diệt cầu trùng, khử khuẩn chuồng trại trước khi nuôi thả đàn mới.

Cách trị bệnh viêm ruột hoại tử

Khi nhiễm bệnh đường ruột ở gà này, chủ trang trại cần tách riêng gà bệnh với đàn, đem đi cách ly. Trộn vào thức ăn các thuốc điều trị như Oxytetracycline dehydrated (OTC 50%) hoặc Doxycycline Hydrochloride, Amoxicillin…

Chủ trang trại đá gà trực tiếp có thể tham khảo các phác đồ điều trị được chuyên gia thú y khuyến nông đưa ra như sau:

  • Phác đồ 1: Trộn Linco 25% vào nước uống theo tỷ lệ 1g/4 lít nước trắng + điện giải Gluco K-C 2g/lít nước. Lượng nước này được chia dùng trong 3 – 5 ngày.
  • Phác đồ 2: Trộn Chlotetra liều 1g/6kg thức ăn của gà và hòa Gluco K-C 2g/lít nước nước uống.

Bệnh đường ruột ở gà: bạch lỵ

Bệnh đường ruột ở gà
Bệnh bạch lỵ – Bệnh đường ruột ở gà

Nguyên nhân gây bệnh bạch lỵ

Bạch lỵ là bệnh đường ruột ở gà do vi khuẩn Salmonella pullorum (gram -) gây ra. Loại vi khuẩn này tồn tại rất tồn ngoài môi trường. Ở điều kiện thường, chúng có thể sống từ 3 – 4 tháng trong phân, chất độn, chuồng trại hay bất cứ bề mặt nào. Gà chọi giống từ 1 -3 tuần tuổi là đối tượng mắc bệnh nhiều nhất.

Bệnh bạch lỵ có thể truyền từ gà mẹ mắc bệnh sang gà con qua đường máu, qua quá trình hình thành trứng. Lây trực tiếp từ gà bệnh sang gà khỏe mạnh qua phân thải, không khí môi trường, qua giọt bắn.

Con đường lây nhiễm gián tiếp là nhiễm bệnh thông qua những bề mặt mang mầm bệnh như mặt sàn chuồng, dụng cụ ăn uống, lưới chăng. Do những con đường này khó kiểm soát nên bệnh có khả năng lây lan nhanh và phát triển thành ổ dịch.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi gà chọi chiến siêu chuẩn

Triệu chứng bệnh bạch lỵ

Bệnh đường ruột ở gà
Triệu chứng bệnh bạch lỵ – Bệnh đường ruột ở gà

Ở gà con, khi mầm bệnh đường ruột ở gà xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công vào máu, cơ quan nội tạng như tim, gan, thận, ruột… và khiến gà chọi giống chết sau 5 ngày nhiễm nhiễm bệnh. Nếu gà không chết thì đến ngày thứ 8, triệu chứng nguy hiểm sẽ giảm xuống.

Gà  có biểu hiện ủ rũ, chậm chạp, mệt mỏi, bỏ ăn, đứng tụm lại thành từng nhóm dưới bóng đèn. Phân gà con có màu trắng, hậu môn có dính phân. Sau khi gà khỏi bệnh, sống được 20 – 25 ngày tuổi thì vẫn mang mầm bệnh. Một số bị ảnh hưởng thần kinh và què quặt do vi khuẩn tấn công vào não và khớp gây viêm.

Ở gà trưởng thành, biểu hiện ở bệnh là tiêu chảy, phân bết hậu môn, trứng méo mó, đẻ yếu, mào rụt. Một số triệu chứng khác là gà sốt, khát nước, phân loãng màu xanh, mào tích đỏ tía do xuất huyết dưới da và có thể chết sau 2 – 3 ngày sau khi phát bệnh.

Điều trị bệnh bạch lỵ

Khi gà có dấu hiệu mắc bệnh cần cách ly ngay những cá thể bị bệnh. Cho gà bệnh và gà khỏe mạnh uống thuốc Ampicoli với liều 1 g/2 lít nước, B-complex, men tiêu hóa. Vì khả năng có gà đang ủ bệnh, chưa phát ra ngoài nên để chắc chắn hãy cho cả đàn gà chọi tiếp xúc với con bệnh uống thuốc.

Hoặc chủ trang trại có thể sử dụng một trong những loại kháng sinh Kanamycin Gentamycin, Norfloxacin, Florphenicol, Enrofloxacin… theo hướng dẫn nhà sản xuất và bác sĩ thú y. Kết hợp bổ sung dinh dưỡng, nước, điện giải để tránh gà bị mất nước.

Phòng bệnh bạch lỵ, bệnh viêm đường ruột ở gà

Biện pháp quan trọng đầu tiên phòng bệnh đường ruột ở gà là tiến hành sàng lọc con giống thật cẩn thận. Cần lựa chọn trại giống uy tín, chất lượng, có biện pháp phòng tránh bệnh nghiêm ngặt.

Khi gà được 3 – 5 ngày tuổi cần cho uống thuốc phòng khuẩn bạch lỵ như Ampicoli với liều pha uống 1g/2 lít nước.

Vệ sinh môi trường sinh sống sạch sẽ, phun khử khuẩn khi xuất chuồng và khi đón đàn mới, xử lý phân đúng cách. Cọ rửa máng ăn hoặc dụng cụ ăn, uống nước thường xuyên. Cho gà ăn vừa đủ trong bữa và trong ngày. Nước không nên để quá 24 giờ sử dụng.

Tăng đề kháng, dưỡng chất bổ và giảm căng thẳng cho gà bằng cách cung cấp khoáng chất, vitamin C và các chất điện giải.

Bệnh đường ruột ở gà: cầu trùng

Bệnh đường ruột ở gà
Bệnh cầu trùng – Bệnh đường ruột ở gà

Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng

Khuẩn cầu trùng gây bệnh đường ruột ở gà là Eimeria, chủ yếu là 2 loài: Eimeria tenella (ký sinh tại ruột già) và Eimeria necatrix (ký sinh ở ruột non). Bệnh lây lan chủ yếu do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn.

Bệnh này xuất hiện nhiều trên gà chọi từ 2 – 8 tuần tuổi. Biểu hiện của bệnh là gà bỏ ăn hoặc kém ăn, ủ rũ, uống nhiều nước, phân có bọt màu vàng, trắng, có lẫn máu do xuất huyết trong. Đi lại khó khăn, cánh sã xuống, lông xù. Niêm mạc miệng và mắt nhợt nhạt, chân gậy và khụy xuống. Bị co giật mạnh từng cơn trước khi chết.

Các biện pháp phòng và trị bệnh đường ruột ở gà cầu trùng

Phòng bệnh:

  • Biện pháp phòng bệnh không thể thiếu là vệ sinh sạch sẽ nơi ăn ở và dụng cụ ăn uống của gà.
  • Thiết kế phòng ốc thoáng khí, hè mát, đông ấm, cao cáo.
  • Khử khuẩn, khử trùng mỗi khi gà xuất chuồng và trước khi thả đàn mới bằng hóa chất Han-iodine, Benkocid, Bio-iodine. Ủ vôi, rắc vôi vào chuồng để diệt khuẩn hiệu quả.
  • Sử dụng vacxin phòng bệnh

Để phòng bệnh hiệu quả, người chủ trang trại gà chọi cần thực hiện công tác vệ sinh đúng đắn, thường xuyên, cho gà ăn uống hợp lý, cung cấp đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Trên là những loại bệnh đường ruột ở gà phổ biến. Mong rằng với những chia sẻ của DagaC1, chủ trang trại sẽ nhận biết được bệnh, có biện pháp phòng, điều trị bệnh hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1