Nguyên nhân và cách điều trị bệnh E.coli ở gà đá chọi

Bệnh E.coli ở gà đá chọi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ gà mới nở đến gà trưởng thành. Diễn biến của bệnh nhanh, dễ dàng lây lan sang đàn nên người chăn nuôi cần có kiến thức nuôi gà vững chắc để điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong phát hiện và điều trị E.coli, hãy tham khảo bài viết dưới đây của DagaC1.

Nguyên nhân gây bệnh E.coli ở gà

Bệnh E.coli ở gà
Nguyên nhân xuất hiện bệnh E.coli ở gà

Bệnh E.coli ở gà đá là một loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Escherichia coli tạo nên. Đây là vi khuẩn gram âm, nhiều chủng và có độc tố nguy hiểm. Vi khuẩn này gây nhiều bệnh như viêm đường tiêu hóa, nhiễm trùng huyết, bệnh hô hấp, viêm màng bụng, viêm tụ tế bào bạch cầu… gây tổn thất lớn trên đàn gà chọi.

Bệnh E.coli ở gà có tính chất phức tạp tùy theo từng chủng, từng vùng và xuất hiện trên mọi lứa tuổi của gà như gà chọi mới nở, gà đá tơ, gà đá trưởng thành, gà chọi trống, gà chọi mái.

Một đặc điểm nguy hiểm khi gà mắc khuẩn E.coli là sẽ mắc cùng với một số bệnh khác. Bệnh kèm theo thường gặp nhất là bệnh thương hàn do khuẩn Salmonella Gallinarum  gây ra. Khi  mắc đồng thời hai bệnh này, bệnh ở gà được gọi là thường hàn ghép E.coli. Khả năng chữa khỏi và hồi phục hoàn toàn sau bệnh tương đối khó.

Con đường lây truyền bệnh E.coli ở gà

Bệnh E.coli ở gà
Những con đường truyền bệnh E.coli ở gà phổ biến

Con đường lây truyền bệnh E.coli ở gà vô cùng đa dạng do khuẩn E.coli có khả năng tồn tại trên nhiều bề mặt khác nhau. Một số con đường được ghi nhận đó là:

  • Lây qua phân của gà chọi mắc bệnh
  • Lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình nuôi trứng nếu gà mẹ nhiễm bệnh
  • Lây truyền trong quá trình ấp trứng nếu máy ấp trứng, gà ấp có mầm bệnh
  • Lây trong quá trình giao phối giữa gà giống nhiễm bệnh
  • Lây nhiễm qua môi trường không khí có chứa vi khuẩn
  • Lây qua giọt bắn của gà bệnh, thức ăn và chuồng nuôi mang mầm bệnh

Biểu hiện của bệnh E.coli ở gà chọi đá

Bệnh E.coli ở gà
Những dấu hiệu khi gà bị nhiễm bệnh E.coli

Biểu hiện bên ngoài của bệnh E.coli ở gà đá

Bệnh E.coli ở gà chọi đá không có dấu hiệu đặc trưng. Những biểu hiện nhẹ ban đầu thường dễ nhầm lẫn với những bệnh hô hấp trên gà. Tuy nhiên, khi trở nặng thì lại có độ nguy hiểm cao. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp của bệnh:

  • Gà chọi ban đầu sốt nhưng giảm dần
  • Gà xù lông, xệ cánh, lười vận động, ăn kém hoặc bỏ ăn, mào thâm
  • Khi bệnh chuyển nặng thì gà bị tiêu chảy mạnh, phân loãng có màu vàng và xanh lẫn nhiều bọt khí.
  • Hô hấp nhanh, khó thở, tỷ lệ chết tăng dần. Những chú gà đá mới nở từ 2 – 15 tuần tuổi có tỷ lệ tử vong cao sau khi phát bệnh từ 5 – 7 ngày.
  • Gà đẻ, gà trưởng thành giảm đẻ, ăn kém, gầy ốm, đi lại khó khăn, viêm khớp và kèm theo phân sáp đen.

Biểu hiện bên trong của bệnh E.coli ở gà đá

Bên cạnh những dấu hiệu dễ thấy bên ngoài thì khuẩn E.coli còn tàn phá mạnh các cơ quan nội tạng. Khi ở thể nặng, những di chứng của bệnh sẽ kéo dài về sau. Những biểu hiện của bệnh trên cơ quan nội tạng là:

  • Nhiễm trùng rốn, mô vùng rốn sưng đỏ, phù nề
  • Viêm xoang và ổ bụng sưng to
  • Tổn thương và viêm ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng dãn nở, thành ống mỏng và chứa đầy dịch. Trứng đẻ ra thường non, vỡ hoặc có sẹo.
  • Đường ruột nhạt màu, bị phòng, manh tràng sưng to và có nhiều dịch bọt.
  • Viêm cơ tim, viêm màng bao tim, gan sưng phù, túi mật chuyển màu xanh, lách sưng xung huyết.

Điều trị bệnh E.coli ở gà

Bệnh E.coli ở gà
Những phương pháp điều trị bệnh E.coli ở gà nhanh hồi phục nhất

Bệnh E.coli ở gà chọi đá cần phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để gà không bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe về sau và có thể tham gia những trận đá gà trực tiếp. Khi phát hiện bệnh cần cách ly ngay gà bệnh với gà khỏe và sử dụng một trong những cách sau để điều trị bệnh:

Cách 1: Dùng thuốc kháng sinh theo độ tuổi của gà

Đối với gà con nên sử dụng thuốc điều trị có Lincomycin + Spectinomycin hoặc Gentamycin + Tylosin. Thực hiện tiêm dưới cổ gà con, liều lượng gấp đôi so với quy định của nhà sản xuất và duy trì tiêm trong 2 – 3 ngày.

Đối với gà trưởng thành dùng thuốc kháng sinh chứa Lincomycin + Spectinomycin và Flophenicol + Doxycyclin (hoặc  Tylosin + Gentamycin) để tiêm cho gà chọi.

Khi tiêm kháng sinh nên bổ sung liều hạ sốt chứa Paracetamol và các chất dinh dưỡng Vitamin C + Vitamin K + Glucose 2 giờ sau tiêm để giảm nhiệt độ cơ thể gà, tăng sức đề kháng. Đồng thời thêm men tiêu hóa sống cao tỏi, liều lượng 3g/lít nước để gà đá uống liên tục trong 5 ngày. Men sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định lại, đường ruột nhanh chóng hồi phục.

Cách 2: Tiêm thuốc kháng sinh vào bắp gà nếu gà trở nặng

Khi phát hiện bệnh E.coli ở gà đá đã trở nặng, người nuôi nên tiêm kháng sinh vào bắp để có khả năng điều trị khỏi bệnh cao hơn. Thực hiện tiêm các kháng sinh và liều lượng như sau vào bắp trong 3 – 5 ngày liên tục:

  • Colchicine: 1cc/5kg khối lượng
  • Vimetryl 5%: 1cc/3-5kg khối lượng
  • Vimexyson C.O.D: 1cc/5kg khối lượng

Sau khi tiêm kháng sinh, cơ thể gà sẽ rất mệt. Do vậy, chủ trang trại cần bổ sung thêm vitamin và chất điện giải để gà có đủ nước, dưỡng chất hồi phục sức khỏe, tăng cường thể lực, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

>>> Xem thêm: Bật mí những thuốc cựa gà đá hiệu quả nhất hiện nay

Cách 3: Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh khác

Bên cạnh hai cách trên, người chăn nuôi cũng có thể sử dụng những kháng sinh sau để điều trị bệnh E.coli ở gà đá:

  • Coli – vinavet liều lượng 1gr/3kg hoặc Neotesol liều lượng 100mg/1kg khối lượng gà. Có thể pha với nước hoặc trộn cùng thức ăn và dùng liên tục trong 3 – 4 ngày.
  • Coli – KN: tiêm vào bắp thịt với liều lượng 1ml/2kg khối lượng và tiêm trong 3 – 4 ngày.
  • Coli – SP: tiêm vào bắp thịt với liều lượng 1ml/10kg khối lượng và tiêm trong 3 – 5 ngày.
  • Chlortetradexa: tiêm vào bắp thịt với liều lượng 1ml/5kg khối lượng và tiêm trong 3 – 4.
  • khối lượng gà. Có thể pha với nước hoặc trộn cùng thức ăn và dùng liên tục trong 3 – 4 ngày.

Cách phòng bệnh E.coli ở gà hiệu quả

Để phòng bệnh E.coli ở gà đá hiệu quả, người chăn nuôi cần chú ý đến hoạt động chăm sóc và vệ sinh chuồng trại, dụng cụ thường xuyên và dùng kháng sinh phòng bệnh.

Trong quá trình chăn nuôi, cần cho gà ăn thức ăn chuyên dụng phù hợp với lứa tuổi. Lượng thức ăn một bữa nên cho vừa đủ, tránh lưu cữu sang những bữa tiếp theo. Nước uống nên thay ít nhất 1 ngày 1 lần.

Dụng cụ ăn uống cần được vệ sinh mỗi ngày. Dụng cụ ấp trứng vệ sinh sạch sẽ sau mỗi đợt ấp.

Không gian chuồng trại cần sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát. Thực hiện vệ sinh khử khuẩn chuồng và không gian xung quanh theo định kỳ. Sau mỗi đợt dịch hoặc đợt xuất chuồng cần rửa sạch sẽ, phun khử khuẩn.

Bệnh E.coli có nguyên nhân gây bệnh từ nhiều chủng E.coli khác nhau. Do vậy, sử dụng vacxin là biện pháp không tối ưu. Thay vào đó, người chăn nuôi nên dùng một số loại kháng sinh như Genta – Colenro, Tetra-Colivit, Tetra-Colivit, Ampiseptryl.

DagaC1 đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về nguyên nhân gây bệnh E.coli ở gà, con đường lây truyền, biểu hiện, cách phòng và điều trị bệnh. Mong rằng với những chia sẻ ở trên, bạn sẽ có phương pháp nuôi gà hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1