Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà và những điều cần biết

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, luôn được người nuôi gà đá phòng ngừa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh ký sinh trùng đường màu có thể gây ra tử vong ở gà trên diện rộng do mức độ lây nhiễm tăng cao. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu gà qua bài viết dưới đây.

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu gà

Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do Leucocytozoon-cauleri – một chủng loại đơn bào chuyên ký sinh trong mái gà gây ra. Leucocytozoon-calleri thuộc họ trùng roi, bộ Haemosporidia, ngành Protozoa. Bệnh ký sinh trùng đường máu gà lây qua tuyến nước bọt của vật chủ trung gian như các loại côn trùng hút máu muỗi, đỉa…

Khi một chú gà bị muỗi đốt, trong nước bọt của muỗi có chứa Leucocytozoon-cauleri, thể đơn bào này sẽ nhanh chóng phát triển và ký sinh trong tế bào hồng cầu. Ký sinh trùng có khả năng sinh sản vô tính sẽ nhanh chóng phá hủy hồng cầu, di chuyển qua bạch cầu và các cơ quan nội tạng khác khiến gà suy yếu và chết.

Mức độ lây nhiễm của bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Bệnh ký sinh trùng đường máu gà là một trong các bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan thấp nhưng nguy hiểm cao. Bệnh lây lan trong đàn gà không nhanh nhưng khi có bất cứ chú gà đá nào bị nhiễm bệnh nếu không được chữa trị kịp thời thì khả năng tử vong rất lớn.

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Mức độ lây nhiễm của bệnh ký sinh trùng đường máu gà nhưng rất nguy hiểm

Tỷ lệ lây lan bệnh ký sinh trùng đường máu gà con là 75% và ở những chú gà đá có thể tham gia DagaC1 là 30%. Khi gà bị bệnh sẽ mất đi khả năng miễn dịch, thiếu máu, sức khỏe suy giảm không thể lên sàn đấu. Căn bệnh này ở gà xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới nhưng nhiều nhất là tại Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, bệnh ký sinh trùng đường máu gà bùng phát vào những tháng nóng ẩm, thời điểm côn trùng hút máu sinh sôi nhiều nhất. Tham gia đá gà trực tiếp tại các khu vực như Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Bình, Vĩnh Phúc… các sư kê cần hết sức lưu ý.

Hướng dẫn cách điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Thời gian ủ bệnh của bệnh ký sinh trùng đường máu gà là từ 1 đến 2 tuần. Sau khi gà phát bệnh sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Gà bị sốt cao, hạn chế đi lại, bắt đầu bỏ ăn và thường xuyên ủ rũ.
  • Mào gà xuất hiện màu tím tái nhợt nhạt, bệnh càng nặng thì mào gà càng nhạt cho đến khi chuyển sang màu trắng bệt.
  • Hơi thở của gà mắc bệnh ký sinh trùng đường máu khò khè, khó thở.
  • Gà di chuyển bị mất thăng bằng, đôi khi sẽ chảy máu ở miệng và mũi.
  • Gà nhiễm bệnh nhạy cảm, dễ bị kích động so với những chú gà đá khỏe mạnh.
  • Phân gà có màu xanh trắng, đôi khi lẫn cả các cục máu đông.

Để điều trị bệnh ký sinh trùng ở gà anh em cần đưa gà đến bác sĩ thú y để chẩn đoán tình trạng bệnh và có phương án xử lý phù hợp. Trong trường hợp gà chỉ mới bị bệnh đã được phát hiện, anh em có thể điều trị cho gà bằng cách dùng phương thuốc điều trị ký sinh trùng đường máu gà đơn giản.

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu bằng thuốc

Phương thuốc trị bệnh bao gồm các loại Sulfamonothiazine, Sulfadimethoxin và Rigecoccin. Định mức sử dụng là 1 gram/ 2 lít nước, cho gà uống liên tục từ 5 đến bệnh ngày cho đến khi gà khỏi hẳn. Trong quá trình điều trị bằng thuốc cần cách ly gà bị bệnh để tránh gây truyền nhiễm.

Trong giai đoạn này, gà bị nhiễm ký sinh trùng đường máu rất suy yếu, nhạy cảm nên cần tránh để gà bị kích động. Thức ăn cho gà khi bị bệnh cần có nhiều thực phẩm dinh dưỡng, bổ sung máu vì gà đang bị thiếu máu. Tuyệt đối không được cho gà tham gia đá giải hay đạp mái khi đang bị bệnh.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách quấn cựa gà đá an toàn, hạ gục đối thủ nhanh chóng

Phòng bệnh ký sinh trùng đường máu gà như thế nào?

Điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu dù khỏi hẳn vẫn để lại một vài di chứng khiến sức khỏe của gà dần dần suy giảm. Do đó anh em vẫn nên phòng bệnh cho gà ngay từ đầu sẽ có hiệu quả tốt hơn. Cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phụ thuốc diệt côn trùng, không để nước ứ đọng là không gian sinh sống của gà bị ẩm ướt.

Anh em cần thường xuyên chú ý, quan tâm đến gà đá để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. Hãy bổ sung khoáng chất, men vi sinh, thuốc bổ hay Vitamin tổng hợp bên cạnh thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Anh em nên cho gà dùng thức ăn xay nhuyễn thì việc tiêu hóa sẽ dễ dàng hơn.

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ phòng bệnh ký sinh trùng đường máu

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và cách điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà bài viết đã chia sẻ đến bạn. Truy cập Website để tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích về kiến thức nuôi gà đá nữa nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1