Trong giới chơi gà, cách chọn gà rừng mồi hay luôn là vấn đề được nhiều sư kê quan tâm. Ai ai cũng muốn sở hữu một chú gà rừng mồi cực phẩm, nhưng không phải ai cũng biết cách chọn gà rừng mồi hay, có tố chất. Sau đây, hãy cùng DagaC1 tìm hiểu cụ thể hơn về dòng gà này cũng như các tiêu chí lựa chọn và huấn luyện chúng nhé!
Gà rừng mồi là như thế nào?
Gà rừng mồi thực chất là giống gà rừng thuần chủng. Chúng bị bẫy từ rừng và được sư kê mang về nuôi; sau quá trình được đào tạo, huấn luyện chúng được làm gà mồi để dụ những loại gà rừng khác. Loại gà rừng mồi này được đánh giá là có tính hiếu chiến rất cao, có tố chất đá hay.
Loại gà này được sử dụng để làm “mồi” dụ những loại gà khác do chúng sở hữu giọng gáy rất hay, to và cực vang. Ngoài ra, đây cũng chính là lợi thế lớn của loại gà này khi tham gia vào các trận đá gà trực tiếp. Bởi nếu gà rừng mồi được huấn luyện bài bản thì sẽ không bao giờ bỏ chạy, chúng sẽ sử dụng tiếng gáy để khiêu khích đối thủ lao vào đánh nhau và sập bẫy của nó.
Các tiêu chí trong cách chọn gà rừng mồi hay
Không phải bất cứ chú gà rừng mồi cũng tốt, cũng có thể huấn luyện được. Anh em cần lưu ý một số tiêu chí sau để biết cách chọn gà rừng mồi hay và có thể huấn luyện chúng trở thành những chiến kê tham gia đá gà trực tiếp thực thụ và dụ loại gà khác tốt hơn.
- Cần lựa chọn gà thuần chủng càng tốt và có một sức khỏe tốt, dẻo dai
- Trong cách chọn gà rừng mồi hay thì không thể bỏ qua yếu tố lì đòn, hiếu chiến của chúng. Theo nhiều anh em sư kê đúc rút từ kinh nghiệm bản thân thì phải lựa gà có máu lì và thừa hưởng từ gen di truyền bố mẹ mới thực sự tốt.
- Chọn gà rừng mồi sở hữu bộ lông sặc sỡ, thiên về màu đỏ đậm hoặc tía mật và bộ lông phải bóng mượt. Nếu gà rừng mồi sở hữu bộ lông này thì thường sẽ có sức khỏe tốt, có thể chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt.
- Gà rừng mồi sở hữu đôi chân chì hoặc xanh vỏ đậu và mồng cờ là tốt nhất. Điều này cho thấy độ thuần chủng cao.
- Gà có thân hình nhỏ gọn, nhanh nhẹn và linh hoạt.
- Gà rừng mồi khỏe thường có phần xương 2 bên hậu môn khít hậu môn.
- Trong cách chọn gà rừng mồi hay thì tiếng gáy là rất quan trọng, tiếng gáy càng vàng, dứt khoát, có độ trầm và tần suất gáy nhiều càng tốt.
Hướng dẫn cách chọn gà rừng mồi hay để phối giống hiệu quả
Khi chọn giống gà mái: Trong quá trình phối giống, việc lựa chọn gà mái chuẩn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thông thường, các sư kê sẽ lựa chọn gà ác hoặc mái tre để phối giống với gà rừng mồi bởi 2 loại này gáy nhiều sẽ rất tốt cho thế hệ sau. Bên cạnh đó, anh em chỉ nên lựa chọn loại gà mái có trọng lượng 700gr và có lông màu rừng điều giống gà rừng là tốt nhất.
Đối với giống gà trống: Lựa chọn loại gà rừng rặc trưởng thành, có trọng lượng từ 1kg trở xuống và độ tuổi khoảng dưới 1 năm để làm giống là tốt nhất. Bên cạnh đó, anh em cũng cần quan tâm về các yếu tố ngoại hình như màu chân, màu lông, tiếng gáy … để lựa chọn ra giống tốt nhất.
Cách chăm sóc, huấn luyện gà rừng mồi đúng kỹ thuật
Cách chăm sóc cho gà rừng mồi tốt nhất
Cách chọn gà rừng mồi một phần là do yếu tố di truyền nhưng cũng tùy thuộc nhiều vào cách chăm sóc chúng của anh em sư kê. Tuy nhiên, để chăm sóc gà rừng mồi tốt anh em cần kiên trì và khá tốn thời gian, công sức. Tập tính của gà rừng là thường nhát khi gặp người, nên nếu chúng chưa được chăm sóc hay huấn luyện thì sẽ dễ bỏ chạy.
Chọn gà rừng mồi ở độ tuổi từ 8-9 tháng và tốt nhất là 1 năm là cách chọn gà rừng mồi anh em cần lưu lại. Bên cạnh đó, khi nuôi chăm sóc giống gà này, chúng ta nên nhốt riêng chuồng, không nhốt chung cùng gà khác. Chuồng trại cũng thiên hướng gần gũi với thiên nhiên và rộng thoáng mát, sẽ giúp gà mồi phát triển tốt hơn.
Và để gà rừng mồi dần làm quen với lối sống mới, ban đầu anh em cần kết hợp các loại mồi như giun, sâu bọ…với các loại cám, ngũ cốc. Khi đã quen dần thì chúng ta có thể tùy chỉnh chế độ dinh dưỡng theo mục đích nuôi.
>>> Xem thêm: Cách nuôi gà chọi con nhanh lớn mà sư kê nên biết
Các kỹ thuật huấn luyện gà rừng mồi
Vào thời gian đầu mới huấn luyện gà rừng mồi, thì anh em nên buộc chân gà lại vào gốc cây hoặc lốp xe hỏng… và để ở nơi có nhiều người qua lại, để gà quen dần, không bỏ chạy. Bên cạnh đó, để huấn luyện độ hiếu chiến, hăng máu của dòng gà này, anh em nhốt chúng vào một cái lồng chắn lưới và sau đó để một chiến kê khác ngoài lồng để kích thích chúng, nhưng chưa cho tham gia đá gà trực tiếp.
Sau thời gian chăm sóc, nếu thấy gà rừng mồi đó sợ sệt, lép vế trước các đối thủ khác thì anh em cần loại gà đó và tìm cách chọn gà rừng mồi khác, để đỡ mất thời gian.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về cách chọn gà rừng mồi hay sẽ giúp anh em nắm chắc hơn các kỹ thuật, cách chọn gà rừng mồi hay. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức nuôi gà hay các loại chiến kê đá hay, anh em theo dõi ngay trang của chúng tôi để tìm hiểu các thông tin mỗi ngày nhé!