Những nguyên nhân và cách chữa gà bị khò khè lên đờm hiệu quả

Những nguyên nhân và cách chữa gà bị khò khè lên đờm hiệu quả hiện nay là gì? Gà đá bị bệnh về đường hô hấp là nỗi lo của nhiều người nuôi gà. Bệnh hô hấp sẽ có khả năng lây lan sang những cá thể gà khỏe mạnh qua những con đường hết sức bình thường và khó kiểm soát như không khí, giọt bắn. DagaC1 sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục bệnh này.

Những nguyên nhân khiến gà khò khè lên đờm

cách chữa gà bị khò khè lên đờm
Những nguyên nhân khiến gà đá khò khè lên đờm

Có nhiều nguyên nhân khiến gà bị khò khè lên đờm. Những căn bệnh phổ biến nhất đó là bệnh sổ mũi thông thường và bệnh sổ mũi truyền nhiễm nguy hiểm.

Gà khò khè lên đờm cho bệnh sổ mũi thông thường

Bệnh sổ mũi thông thường sẽ khiến gà bị chảy nước mũi non. Khi vào giai đoạn cuối, các virus gây bệnh bị tiêu diệt sẽ hình thành đờm trên mũi, miệng gà.

Bệnh viêm đường hô hấp, sổ mũi truyền nhiễm thông thường này có thể lây lan trong đàn. Tuy nhiên, bệnh thường không gây nguy hiểm lớn cho gà, không gây tử vong. Gà sẽ giảm ăn một chút nhưng sẽ nhanh chóng lấy lại phong độ cả về sức khỏe và sức ăn.

Gà khò khè lên đờm do bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium gây nên. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể gà tập trung quá nhiều năng lượng vào thích ứng với sự thay đổi, do vậy, sức đề kháng giảm xuống. Kết hợp với điều kiện bên ngoài không thuận lợi cho gà, Mycoplasma Galliseptium sẽ phát triển gây bệnh.

Bệnh này xuất hiện trên gà có khả năng gây nguy hiểm lớn hơn. Vi khuẩn này có khả năng sinh sôi quá mạnh, thời gian tồn tại lên tới 18 ngày trong cơ thể gà. Do vậy, lượng đờm hay xác vi khuẩn tạo ra lớn. Chúng làm bít tắc đường thờ của gà, khiến gà khò khè khó chịu. Do vậy, cách chữa gà bị khò khè lên đờm do vi khuẩn này cần được chú ý để gà đá không bị ảnh hưởng về thể lực khi tham gia đá gà trực tiếp.

Con đường lây truyền bệnh

cách chữa gà bị khò khè lên đờm
Con đường lây truyền bệnh

Nguồn mang mầm bệnh vào chuồng nuôi gà đá là các loài động vật hoang dã như chim hoang dã nhiễm bệnh, ăn quả rồi nhả vào chuồng và gà ăn phải. Gà rừng mang mầm bệnh đến ăn vụng thức ăn cho gà đá, đồng thời cũng để lại vi khuẩn trong không khí, đồ ăn, bề mặt nền và dụng cụ.

Con đường lây truyền bệnh mạnh mẽ nhất là lây qua đường thở. Bệnh cũng có thể lây qua đường giọt bắn, nước mũi của gà chảy rớt ra sàn, chất độn, rót vào thức ăn, nước uống, dụng cụ vệ sinh dùng chung. Những dụng cụ và vật phẩm đó vô tình trở thành con đường lây nhiễm gián tiếp.

>>> Xem thêm: Các đặc điểm và kỹ thuật nuôi gà rốt đỏ đạt năng suất cao

Những dấu hiệu nhận biết gà bị khò khè lên đờm

cách chữa gà bị khò khè lên đờm
Những dấu hiệu khi gà bị khò khè lên đờm

Với bệnh hô hấp thông thường, gà sẽ giảm sức ăn một chút trong vài ngày, hắt hơi, ho, lắc mỏ mạnh để đờm được ra ngoài. Thông thường, các triệu chứng sẽ giảm và gà hồi phục sau 4 – 7 ngày.

Với bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium, gà đá sẽ có triệu chứng nguy hiểm và nặng hơn như sau:

  • Chán ăn, bỏ ăn, lười vận động cơ thể và thường trong trạng thái mệt mỏi.
  • Gà hắt hơi nhiều, thở bằng miệng, thở khò khè, hay lấy chân cào mỏ, mũi để lấy đờm ra.
  • Gà thường lắc mạnh đầu để đẩy đờm ra bên ngoài.

Cách chữa gà bị khò khè lên đờm hiệu quả

Cách chữa gà bị khò khè lên đờm được áp dụng nhiều nhất

Khi đã nhận biết được những triệu chứng của bệnh, sư kê cần có các cách chữa gà bị khò khè lên đờm để tránh gây nên những hậu quả nghiêm trọng về sau. Với gà khò khè lên đờm do nhiễm bệnh thông thường hay do vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium, bạn nên bổ sung thêm vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng cân bằng để gà dễ tiêu, được cung cấp thêm dưỡng chất cần thiết xây dựng sức đề kháng. Có thể cho gà uống nước tỏi, rửa mũi miệng bằng nước trầu không đun sôi để nguội.

Với gà nhiễm vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium thì cần sự hỗ trợ của thuốc khang sinh. Những loại thuốc được sử dụng phổ biến là Ampi-Coli Pharm (thuốc đặc trị được nhiều người chăn nuôi sử dụng).

Công dụng của thuốc là điều trị hiệu quả các vi khuẩn gây bệnh như Mycoplasma Galliseptium, E.coli, Streptococcus, Pasteurella, Salmonellosis. Liều lượng sử dụng cho gà là trộn 100g kháng sinh vào thức ăn hoặc hòa vào 25l nước. Cho gà uống với tổng 250kg thể trọng/ngày. Tùy theo số lượng gà mà bạn sẽ pha với lượng phù hợp để gà tiết kiệm thuốc nhất. Nếu bệnh chuyển nặng có thể gấp đôi liều lượng.

Chú ý, cần sử dụng thuốc liên tục trong 3 – 5 ngày để có kết quả điều trị tốt nhất. Nếu gà gần thời kỳ xuất chuồng thì phải dừng trước 7 ngày khi xuất chuồng.

Phòng bệnh gà bị khò khè lên đờm – Cách chữa gà bị khò khè lên đờm tốt nhất

Bên cạnh cách chữa gà bị khò khè lên đờm, người nuôi cần có những biện pháp phòng bệnh để tránh bệnh có cơ hội phát triển. Những biện pháp nên thực hiện là:

  • Xây dựng chuồng nuôi thoáng mát, sạch sẽ, không khí lưu thông liên tục
  • Cho gà ăn với chế độ dinh dưỡng cân bằng, phù hợp
  • Chủ động đối phó với tình hình thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, nổi gió
  • Tiêm phòng vacxin đầy đủ để gà có sức đề kháng tốt

Nội dung chính của bài viết đã chỉ ra những nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa gà bị khò khè lên đờm. Mong rằng qua nội dung chia sẻ trên, người chăn nuôi gà sẽ nhận biết được bệnh hô hấp này ở đá chọi. Tiếp tục theo dõi DagaC1 để cập nhật kiến thức nuôi gà hữu ích và thông tin đá gà trực tiếp nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1