Cách nuôi gà đá tơ trở thành chiến binh anh dũng khỏe mạnh

Cách nuôi gà đá tơ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng chiến đấu của gà trong các trận đấu. Đối với bất cứ người nào có đam mê với chọi gà, việc sở hữu cho mình một chiến kê tốt là niềm tự hào. Gà đá hoàn hảo không chỉ cần một thân hình săn chắc, nhanh nhẹn mà còn cần sức bền, dẻo dai, dũng mãnh, kỹ thuật chiến đấu tốt. Nội dung bài viết này mang đến cho bạn đọc kiến thức nuôi gà đá tơ được chia sẻ bởi sư kê giàu kinh nghiệm.

Gà đá tơ là gà gì?

Cách nuôi gà đá tơ
Gà đá tơ là gì?

Gà đá tơ hay còn gọi là gà đá non, gà đá mới lớn là thuật ngữ dùng để chỉ những chú gà mới lớn, đang trong giai đoạn trưởng thành. Đối với gà chọi trống thì chưa biết gọi mái, đạp mái; còn với gà mái thì chưa đẻ. Đối với các giống gà đá tơ, khi nuôi dưỡng được khoảng 7 – 8 tháng thì sẽ bắt đầu được đưa vào quá trình luyện tập.

Cách nuôi gà đá tơ hiệu quả

Cách nuôi gà đá tơ chuyên biệt thường bắt đầu từ khi gà đạt 6 – 9 tháng tuổi. Người chăn nuôi cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, cách cho ăn, cách vần gà, tập thể dục, tỉa lông và những vấn đề khác nữa.

Cách nuôi gà đá tơ
Cách nuôi gà đá tơ khỏe mạnh

Thức ăn trong quá trình nuôi gà đá tơ

Cách nuôi gà đá tơ hiệu quả phụ thuộc nhiều vào loại thức ăn. Cuộc đời của 1 chú gà đá chỉ trải qua giai đoạn này 1 lần duy nhất. Đây là khoảng thời gian quyết định nên khung và hình thể gà. Do vậy, nếu người chăm sóc không chú ý nuôi dưỡng thì khó có thể tạo ra chiến kê có vóc dáng hùng dũng.

Thời điểm này là giai đoạn phát triển mạnh nhất của gà nên ưu tiên cho việc phát triển phần khung. Gà có sức ăn khỏe, thích ăn đa dạng các loại. Do đó, chủ trang trại hay sư kê nên cho gà thưởng thức đa dạng các thực phẩm.

Thức ăn chính cho gà sẽ gồm 60 – 70% là thóc, ngũ cốc. Bạn có thể ngâm qua nước, ngâm mầm để thóc mềm, tăng cường dinh dưỡng và giúp gà dễ tiêu hóa.

Cách nuôi gà đá tơ
Thức ăn cho gà đá tơ

Bên cạnh thức ăn chính, gà đá tơ cần bổ sung lượng lớn protein (đạm) để mọc lông, hình thành khối thịt, khối cơ. Thịt bò, lợn, xương sụn, rắn rết, ếch nhái, lươn, trạch, bò sát, cá tép… là nguồn thực phẩm giàu chất đạm nên được cho ăn đầy đủ. Bạn cũng nên thay đổi thức ăn giàu đạm hằng ngày để kích thích gà ăn ngon.

Chất xơ, rau xanh là một trong những nhóm dinh dưỡng không thể thiếu. Gà đá tơ thích ăn cà chua, dưa hấu, xà lách, dưa chuột và rau xanh. Bạn có thể thả cả quả vào chuồng hoặc bổ đôi, bổ bốn để gà mổ ăn từ từ. Thực phẩm này vừa giúp gà dễ tiêu hóa, vừa làm mát và cấp nước cho cơ thể.

>>> Xem thêm: Đặc điểm gà ngũ sắc chân trắng mỏ ngà? Cách lựa chọn gà ngũ sắc chân trắng đá hay

Cách cho gà tơ ăn

Cách nuôi gà đá tơ quan trọng không kém việc lựa chọn loại thức ăn đó là cách cho ăn. Cách cho ăn cần đảm bảo gà hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng. Từ đó, gà có thể xây dựng được hệ thống miễn dịch, hô hấp.

Trong một ngày nên cho gà ăn theo 3 bữa là sáng, trưa và chiều. Trong đó, sáng ăn lượng thóc lúc bằng 50% – 60% tổng cả ngày và nên lượng sức ăn của gà để đưa ra lượng thức ăn một ngày phù hợp. Không nên cho gà ăn no để kích thích bản ăn kiếm mồi và di chuyển của chúng. Thời gian cho ăn phù hợp nhất là khoảng 7 – 8 giờ sáng.

Buổi trưa cho gà ăn với thức ăn giàu đạm, protein. Lượng thức ăn khoảng 4 miếng mồi bằng ngón tay cái cho mỗi chiến kê. Cho gà ăn thức ăn này vào bữa trưa sẽ giúp gà dễ tiêu, không bị ứ đọng qua đêm.

Bữa chiều cho gà ăn nốt phân thóc còn lại, nên cho ăn khoảng 4 giờ 30 – 5 giờ 30 để khi ăn xong, gà có thời gian đi lại trước khi lên chuồng đi ngủ.

Om bóp gà đá tơ

Một việc không thể thiếu trong cách nuôi gà đá tơ hiệu quả là om bóp gà. Khi gà tơ đã thay lông xong, người nuôi có thể thoải mái om bóp để gà phát triển tốt cả về da, hình thể và lông. Thời điểm gà đá hoàn thiện thay lông là khoảng 8 – 9 tháng tuổi, phù hợp với giai đoạn nuôi và huấn luyện đá.

Om bóp giúp tăng vẻ đẹp cho gà, tăng sức khỏe. Làn da sau khi om bóp một thời gian sẽ dày hơn, khỏe mạnh, căng bóng. Lớp đề kháng bên ngoài có vững chắc thì mới đảm bảo các cơ quan bên trong cơ thể được an toàn. Thời gian om bóp gà đá lý tưởng nhất là buổi sáng.

Cách vần gà chọi tơ

Hoạt động vần gà trong cách nuôi gà đá tơ rất quan trọng. Đây là bước đầu để gà vận động gân cốt và kỹ năng chuyển động trong những trận đá gà trực tiếp. Cường độ vần gà cũng cần chú ý để không ảnh hưởng đến phần lông và chân.

Sau khi gà đã kết thúc quá trình thay lông có thể bắt đầu vần gà. Gà tơ nên trải qua 4 kỳ vần hơi, 5 kỳ vần đòn rồi mới đưa vào luyện tập đá trực tiếp. Mỗi kỳ vần hơi, vần đòn thường diễn ra trong 30 phút. Càng vần kỹ thì gà càng có lợi thế chiến đấu.

Lưu ý, trong quá trình vần đòn cần bịt cựa và mỏ để tránh việc gà đá làm tổn thương nhau. Sau quá trình vần cần cho gà ăn thức ăn dễ tiêu hóa, đầy đủ chất để hồi sức và tích thêm năng lượng cho đợt tiếp theo.

Cách tập luyện thể lực

Cách nuôi gà đá tơ
Cách tập luyện thể lực cho gà đá tơ

Cách nuôi gà đá tơ quan trọng không kém là rèn luyện thể lực gà. Sức bền là một trong những yếu tố quyết định trong trận đấu. Luyện thể lực bao gồm các bài tập về tạ chân, chạy lồng, bay nhảy, dậm nhảy. Những bài tập này tập trung vào phát triển sức mạnh ở chân, cánh và cách quan sát.

Hoạt động chạy lồng nên tập 1 lần/ngày và tập cách ngày. Mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần 1 – 2 giờ đồng hồ. Sau mỗi lần chạy lồng cần xoa bóp để tránh co cơ. Đặc biệt, sau mỗi lần chạy không cho gà nằm gập chân.

Tập tạ chân cho gà là việc buộc các dụng cụ vào chân để tăng độ nặng cho chân. Đây là bài tập để chân khỏe và di chuyển nhanh. Trước khi gà đi ngủ khoảng 1 giờ nên tháo các dụng cụ này ra.

Cho gà tập nhảy bằng cách tung gà lên trời để chúng tự tiếp đất. Nên tập từ vị trí thấp đến cao để gà làm quen. Nên sắp xếp thêm các gốc cây, bậc gỗ để gà nhảy lên. Bài tập này giúp luyện tập cánh, cơ cánh, chân cẳng tốt.

DagaC1 đã mang đến cho bạn đọc cách nuôi gà đá tơ hiệu quả từ những sư kê và chủ trang trại gà chọi. Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có cách chăm sóc gà đá của mình khỏe mạnh, đá tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1