Cách trị mạt gà là vấn đề được rất nhiều anh em sư kê quan tâm hiện nay. Khi gà đá bị mạt gà nếu không được điều trị dứt điểm sẽ rất có hại và dễ dàng tái phát trở lại; không chỉ vậy nó còn nguy hại tới cả con người. Vì vậy, mời anh em cùng tham khảo cách trị mạt gà nhanh chóng, hiệu quả và an toàn ngay tại đây cùng DagaC1 nhé!
Con mạt gà là gì? Những tác hại của mạt gà
Con mạt gà có tên khoa học là Dermanyssus gallinae, nó được biết đến là loài bọ chuyên hút máu các loại gia cầm và cũng có thể gây hại cho người. Chúng có kích thước nhỏ li ti và có khả năng bay nhảy khắp mọi nơi. Ở điều kiện thường, con mạt gà hay xuất hiện màu trắng và ký sinh tụm lại thành từng mảng, từng đám. Khi đã hút nó máu thì nó sẽ chuyển sang màu tím hoặc đỏ hoặc.
Con mạt gà không chỉ gây hại trên gà mà còn cả với con người, một số tác hại cụ thể mà mạt gà gây ra:
- Gà bị mạt sẽ gây ra hiện tượng gà bị mất máu, mặt tái nhợt và khắp cơ thể bị ngứa. Nếu như chúng ta để lâu không tìm cách trị mạt gà sẽ làm lây lan diện rộng và thậm chí lây qua cả người.
- Chúng hút máu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, phát triển của gà. Bên cạnh đó, nếu gà chọi bị mạt hút máu sẽ khiến gà bị mất sức, tụt lực và không thể tham gia các trận đấu đá gà trực tiếp.
- Mạt không chỉ gây khó chịu cho con người và còn có khả năng gây bệnh viêm màng não ở trẻ em cực kỳ nguy hiểm.
- Ngoài ra, nếu không tìm cách trị mạt gà dứt điểm chúng có khả năng nhân bản số lượng và nhanh chóng trở thành ổ lớn. Bên cạnh đó, nó còn ẩn chứa những nguy cơ nhiễm các mầm bệnh lây lan qua đường máu khi chúng đốt những cá thể mang bệnh khác.
Nơi sinh sống của con mạt gà
Anh em sư kê cần lưu ý một số vị trí mà mạt gà sinh sống, ẩn nấp và thường xuyên kiểm tra, nếu có phát hiện thì tìm cách trị mạt gà dứt điểm ngay, tránh lây lan.
Trong chuồng nuôi gà chọi
Đây là nơi mà chắc chắn anh em không thể bỏ qua, chúng thường sống và ẩn nấp trong các nan chuồng, khe hẹp… Nếu anh em muốn trị dứt điểm mạt gà hiệu quả thì cần chú ý đến vị trí này.
Ẩn nấp trong ổ gà đẻ
Trong ổ gà đẻ, thì thông thường các bạn hay lót thêm lớp rơm, trấu hay mùn cưa…và đây là nơi xuất hiện cực nhiệt mạt. Đặc biệt, gà đẻ hay ấp trứng nằm lâu ngày trong chuồng rất có thể bị mạt đốt cả ngày lẫn đêm. Chính bởi vậy, mà chúng ta hay thấy người ta thường đốt các loại lót ổ sau 1 thời gian để tránh mạt sinh sôi, phát triển.
Ấp nấp, bay nhảy vào trong quần áo, chăn, nệm
Trong quá trình chăm sóc gà chọi, anh em vô tình bị mầm mống của mạt gà bay vào người và mang vào nhà. Như vậy, chúng sẽ nhanh chóng trú ngụ trên quần áo, ẩn nấp trong chăn mền. Nếu như để lâu, chúng ta không phát hiện sớm, mạt gà sẽ sinh sản thì sẽ nguy hại tới sức khỏe của người nuôi gà.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh E.coli ở gà đá chọi
Mạt gà có nguy hại cho con người hay không?
Trước tiên, chúng ta cần phải xem vết cắn trên người có phải do mạt gà hay không? Nếu đúng thì chúng ta phải nhanh chóng tìm ổ và sử dụng các loại thuốc chuyên dụng để xử lý chúng. Mạt gà thường gây ra các hiện tượng ngứa ngáy khó chịu trên người, vậy khi bị mạt gà cắn, các bạn có thể xử lý các bước như sau:
- Xác định vết cắn có phải mạt gà hay không?
- Xác định vị trí trú ngụ hoặc ổ của chúng.
- Phun thuốc đặc trị vào ổ của chúng
- Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ khu vực đó.
- Giặt giũ lại quần áo, chăn màn, gối đệm.
Cách trị mạt gà chọi dứt điểm, hiệu quả và an toàn
Mạt gà là vấn đề mà nhiều anh em sư kê phải đau đầu, phiền não. Vậy để xử lý triệt để, hiệu quả loài mạt gà; anh em có thể tham khảo một số cách trị mạt gà như sau:
Sử dụng lá xoan hoặc cây mần tưới để trị mạt gà
Mần tưới hay lá xoan đều có tác dụng dùng để diệt mạt gà rất hiệu quả. Phần nhựa từ lá cây này chứa các chất gây khó chịu cho mạt gà, xua đuổi được chúng đi khỏi. Phương pháp xử lý này khá đơn giản, anh em chỉ cần chặt lấy những cành cây còn tươi sau đó bỏ vào chuồng gà và để nguyên tầm 2 – 3 ngày. Lúc này, bọ mạt sẽ tự bỏ đi, giúp đạt hiệu quả cao.
Sử dụng vôi bột
Có thể thấy rằng, vôi bột là phương pháp cực kỳ hữu hiệu và chi phí cũng khá thấp trong các cách trị mạt gà. Vôi thường được sử dụng để khử trùng, diệt khuẩn chuồng trại để loại bỏ các mầm bệnh khác. Người ta sẽ rải vôi khắp chuồng trại, những vị trí gà chiến hay hoạt động cũng như những góc khuất, khe kẽ. Bạn rắc vôi và để khoảng 7 – 15 ngày để vôi bột phát huy công dụng tốt nhất, theo đó những con mạt gà cũng sẽ bị tiêu diệt.
Sử dụng thuốc để trị mạt gà
Với các cách xử lý dân gian cũng đem lại hiệu quả, tuy nhiên để đạt hiệu quả cao hơn và tiêu diệt tận gốc thì các bạn nên sử dụng thuốc đặc trị mạt gà. Các bạn có thể tham khảo 2 loại thuốc Fedona và Hantox có tác dụng trị mạt gà hiệu quả nhất.
Các bạn có thể dùng dạng thuốc pha loãng hoặc dạng xịt lên các vị trí xuất hiện ổ mạt gà hoặc nơi gà sinh sống. Tác dụng của thuốc có thể lưu lại nhiều ngày tuy nhiên bạn có thể phun lại sau khoảng 4-6 tháng nếu thấy mạt xuất hiện trở lại. Các bạn phải thường xuyên kiểm tra và dọn dẹp vệ sinh chuồng trại để phát huy được hiệu quả tốt nhất.
Cách diệt mạt gà trên người
Nếu trường hợp chẳng may bạn bị mạt gà bám vào cơ thể thì việc bạn cần làm là đi tắm rửa sạch sẽ và mang quần áo vừa mặc vào khu chăn nuôi ngâm giặt kỹ càng, nếu cho vào luộc cùng nước sôi thì càng tốt.
Cách trị mạt gà trong phòng ngủ hay phòng khách
Nếu như bạn đột nhiên phát hiện có ổ mạt gà xuất hiện trong phòng khách hay phòng ngủ. Cách tốt nhất lúc này đó chính là dọn dẹp, vệ sinh lại toàn bộ khu vực trong nhà bao gồm cả việc giặt giũ, phun thuốc…Sau khi phun thuốc xử lý xong thì bạn để nguyên và đi ra ngoài trong khoảng 6 – 8 tiếng để diệt hoàn toàn ổ mạt gà trong nhà mà không hại tới sức khỏe.
Như vậy, bài viết trên DagaC1 đã chia sẻ tới anh em các thông tin về mạt gà cũng như cách trị mạt gà hiệu quả và được áp dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp anh em có thêm kiến thức nuôi gà chọi và kinh nghiệm để chăm sóc các các chiến kê thật khỏe mạnh và giữ được khả năng chiến đấu tốt.