Mỗi chú gà chọi có sức khỏe và khả năng chiến đấu tốt hay không phụ thuộc khá nhiều vào kỹ thuật chăm sóc gà đá của chủ nhân. Vậy làm thế nào để các chiến kê sung sức, hiếu chiến, dẻo dai và sẵn sàng chiến đấu? Hãy cùng DagaC1 học hỏi các kinh nghiệm từ những sư kê lão làng trong việc chăm sóc gà chiến hiệu quả, khoa học nhất nhé!
Xây dựng chuồng trại nuôi gà đá đúng tiêu chuẩn
Xây chuồng nuôi gà đá kiểu đơn giản
Trong kỹ thuật chăm sóc gà đá thì việc xây dựng chuồng trại là rất quan trọng. Gà chọi cũng cần có chuồng trại cao ráo, rộng rãi, chúng không bị tù túng khi bị nhốt và đảm bảo tính chất hiếu chiến sẵn có của giống gà đá. Dưới đây, anh em có thể tham khảo một số thông tin về cách xây chuồng đơn giản mà đảm bảo tiêu chuẩn:
- Hướng chuồng tốt nhất để nhốt gà chọi là hướng Đông Nam, anh em nên hạn chế hướng Tây Nam, hướng Bắc và Đông.
- Mái chuồng gà đá nên lợp bằng tôn hoặc tấm lợp và có độ nghiêng dốc phù hợp để đảm bảo thoát nước tốt nhất. Mái hiên nhô ra ít nhất khoảng từ 20 – 30 cm để chắn gió, che mưa tốt cho gà chiến.
- Vị trí xây dựng chuồng trại đảm bảo không bị ẩm ướt, đọng nước khi trời mưa.
- Nếu nuôi nhiều gà chọi thì các dãy chuồng nên xây bằng gạch, có phân chia các ô nhỏ, mỗi ô cao từ 1 – 1,5m; bề rộng 1 – 1,2m trở lên.
- Phía trước cửa chuồng thường được làm bằng song sắt, 3 mặt còn lại là tường xây kín để tránh gió tạt. Hoặc anh em có thể xây theo dãy và giữa các dãy dùng lưới thép để ngăn lại.
- Nền chuồng trại nên làm bằng đất lèn chặt hoặc láng xi măng sau đó rải lớp cát dày từ 15 – 20cm để đảm bảo chân gà chiến không bị tổn thương.
Bội nuôi gà chọi
Đây là một trong các hình thức kỹ thuật chăm sóc gà đá được áp dụng phổ biến. Bội nuôi gà đá có thể làm bằng nứa, tre hoặc là bội sắt. Kích thước mỗi bội phải đảm bảo đủ lớn để nhốt riêng từng chiến kê. Bên trong mỗi bội cũng được bố trí máng ăn, máng nước. Thông thường hình thức nuôi gà chiến trong bội phù hợp với những anh em không có diện tích đất rộng hoặc nuôi ít khoảng 10 gà đá trở lại.
Chế độ dinh dưỡng cho gà đá
Đối với chiến kê tham gia đá gà trực tiếp thì nguồn thức ăn chính đó là thóc, tuyệt đối không cho gà chọi ăn cám công nghiệp. Thóc sẽ giúp chiến kê đảm bảo được sự sung sức, thân hình săn chắc, tăng thể lực và khả năng chịu đòn tốt. Anh em nên mang thóc đi ngâm để loại bỏ hoàn toàn được các hạt lép trước khi cho gà đá ăn. Nếu như có điều kiện và thời gian thì nhiều sư kê còn cho gà chiến ăn thóc ngâm đã mọc mầm. Bởi như vậy, nguồn chất dinh dưỡng sẽ cao hơn so với thóc thông thường.
Bên cạnh nguồn thức ăn chính, bạn cũng nên bổ sung các nguồn chất xơ, vitamin, khoáng chất, mồi hay chất tanh để tăng sức khỏe, thể lực cho gà chiến, cụ thể như:
- Rau xanh: giúp cung cấp chất xơ, vitamin, chất xơ…giúp tăng đề kháng, giảm thân nhiệt cho gà những ngày oi nóng. Một số loại rau nên dùng như: giá đỗ, xà lách, rau muống…
- Các loại mồi: bạn nên chuẩn bị các loại mồi giàu chất đạm, protein giúp tăng sung mãn, hiếu chiến cho chiến kê từ đầu trận cho đến cuối trận đá. Một số loại mồi phổ biến như: thịt bò, thịt heo, tôm tép nhỏ, lươn, sâu, trạch nhỏ, giun đất, giun quế, dế…
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm gừng, tỏi vừa phải để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tránh các triệu chứng khó tiêu mà còn có tác dụng làm ấm cho gà vào mùa lạnh, gió rét và bổ sung thêm cả vitamin, chất khoáng để tăng đề kháng cho gà.
Nguồn nước uống cho gà chiến
Trong kỹ thuật chăm sóc gà đá, không chỉ nguồn dinh dưỡng mà nguồn nước uống cũng cực kỳ quan trọng. Nước phải đảm bảo an toàn, sạch sẽ và không bị lẫn các tạp chất. Bạn nên sử dụng nước có nhiệt độ không quá lạnh hay quá nóng, thông thường duy trì nhiệt độ nước từ từ 7 – 28 độ C.
Chế độ luyện tập, rèn luyện thể lực, kỹ thuật đòn
Chế độ tập luyện là một trong các kỹ thuật chăm sóc gà đá mà anh em sư kê cần biết và nắm rõ để gà chiến của mình có sức dẻo dai, bền bỉ và luôn giữ được bản lĩnh chiến đấu.
Luyện tập thể dục hàng ngày
Hàng ngày, bạn cho gà chiến tập luyện thể dụng với các loại dụng cụ chuyên dụng như máy chạy sẽ giúp gà tăng lực, tăng cường các bó cơ đùi, cơ chân và giúp cho bộ máy hô hấp của gà chiến được hoạt động hiệu quả…
Luyện tập vần đòn, vần hơi
Trong 1 tháng, bạn có thể đan xen các buổi vần hơi cho gà đá. Đây là một trong những kỹ thuật chăm sóc gà đá giúp rèn luyện sức khỏe hiệu quả đã được nhiều sư kê có kinh nghiệm chia sẻ. Cứ khoảng 3-5 hồ chơi thì thực hiện vần hơi cho gà chiến đẹp.
Ngoài ra, các bạn cũng nên vần đòn để giúp gà đá được dạn đòn hơn, chịu đau quen và tăng cường thể lực. Các hồ đòn thường có thể thực hiện ở khoảng 5-6 hồ. Tuy nhiên, khi thực hiện vần đòn, vần hơi, các bạn cần đặc biệt chú ý cách chọn trạng gà cũng như bọc các cựa cẩn thận để không ảnh hưởng tới chiến kê.
Chế độ chăm sóc gà chọi máu chiến
Chế độ để chăm sóc gà chiến là một trong các kiến thức nuôi gà quan trọng. Các bạn có thể tham khảo một số cách chăm sóc giúp chiến kê có cơ thể khỏe mạnh, kỹ thuật đòn tốt và hiếu chiến.
Thường xuyên cho gà chiến tắm nắng sớm
Bạn nên cho gà tắm nắng vào mỗi sáng sớm, sẽ giúp tổng hợp được vitamin D và thúc đẩy quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể gà chiến được tốt nhất. Các bạn cũng nên lưu ý tránh để gà phơi dưới sương đêm sẽ dễ bị mắc bệnh hen hay khó thở.
Thường xuyên om bóp nghệ cho gà đá
Bạn có thể dùng nghệ tươi giã nhỏ, sau đó đem hòa chung cùng rượu trắng hoặc nước trà rồi đem xát lên vùng da đã cắt lông của gà chiến để om bóp. Thực hiện đều đặn việc om bóp nghệ trong vòng 3 tháng sẽ giúp da gà được dày lên và tăng khả năng chịu đòn cực tốt.
>>> Xem thêm: Cách nuôi gà đá tơ trở thành chiến binh anh dũng khỏe mạnh
Thường xuyên dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng
Bạn nên thường xuyên dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ, thoáng gió để đảm bảo môi trường sống và tránh được các loại virus, mầm bệnh gây hại cho chiến kê.
Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc gà đá hiệu quả, khoa học được DagaC1 tổng hợp lại. Hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc chú gà chiến của mình đảm bảo thể lực, khả năng chiến đấu sung mãn nhất.