Gà bị liệt chân là một tình trạng phổ biến và thường gặp ở gà. Nếu như có cách phòng bệnh cũng như điều trị khoa học, kịp thời thì gà sẽ nhanh chóng lấy lại được sức khỏe. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được chúng tôi bật mí một số nguyên nhân khiến gà bị liệt chân và cách điều trị dứt điểm căn bệnh này ở gà nhanh chóng nhé!
Tìm hiểu gà bị liệt chân là bệnh gì?
Khi gà liệt chân, người nuôi gà sẽ thấy xuất hiện những biểu hiện như:
- Khó khăn trong việc di chuyển
- Trong quá trình di chuyển, gà đi xiêu vẹo, mất phương hướng
- Cánh bị xã
- Sức khỏe gà bị giảm sút, yếu ớt
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho gà bị liệt chân. Chính vì vậy thời kỳ mà gà phát bệnh sẽ không cố định.
Thông thường, gà có thể bị liệt 1 hoặc thậm chỉ là cả 2 chân. Mặc dù tỷ lệ gà tử vong khi gặp căn bệnh này chỉ chiếm từ 5% – 10%. Tuy nhiên khi chân gà gặp phải vấn đề thì chắc chắn sẽ khiến cho gà không thể hoạt động bình thường được, gà sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc đi lại. Nếu không được chữa trị kịp thời thì gà sẽ dễ bị xuống sức, ốm yếu dần và cuối cùng là chết.
Gà bị liệt chân thường xuất hiện khi gà ở trong độ tuổi nào?
Như trên DagaC1 cũng đã chia sẻ, thời kỳ phát bệnh của gà sẽ không cố định. Vì vậy bất kỳ ở độ tuổi nào, gà cũng có thể bị liệt chân. Theo đó đối với 2 độ tuổi như dưới đây thì tình trạng liệt chân ở gà sẽ thường gặp nhất:
Gà con 4-8 tuần tuổi
Vì trong giai đoạn này, gà con còn bé, sức khỏe yếu nên rất dễ mắc phải bệnh liệt chân. Do gà con trong thời kỳ này còn bé, sức đề kháng còn yếu, chưa đủ sức lực để có thể chống chọi với bệnh liệt chân ở gà nên đòi hỏi anh em sư kê phải có chế độ chăm sóc gà khoa học, hợp lý trong giai đoạn này.
Gà 4-8 tháng tuổi
Trong độ tuổi 4-8 tháng tuổi là giai đoạn gà bắt đầu trưởng thành. Chính vì vậy lúc này sức khoẻ cũng như thể chất gà cũng đã trở nên cứng cáp. Đi cùng với đó là sức chịu đựng, hệ miễn dịch của gà cũng tốt hơn. Giúp cho chúng có thể chống chọi lại được độc lực của virus. Giai đoạn này gà chỉ mắc phải thể mãn tính và không ảnh hưởng nhiều tới tính mạng. Tuy nhiên hậu quả để lại là sẽ khiến cho thể chất gà chậm phát triển về lâu dài. Và từ đó khiến gà chiến không đảm bảo được một sức khỏe bền bỉ, dũng mãnh nhất khi tham gia vào các trận đá gà trực tiếp.
Những nguyên nhân chính khiến cho gà bị liệt chân và cách điều trị
Do gà thiếu chất dinh dưỡng
Một trong những nguyên nhân chính khiến cho gà bị liệt chân là do gà thiếu chất dinh dưỡng. Khi không được cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết, sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của gà sẽ bị yếu. Từ đó khiến cho chúng không thể chống chọi lại được các loại virus. Trong trường hợp này cách điều trị vô cùng đơn giản. Theo đó bạn chỉ cần bổ sung thêm chất khoáng và các vitamin vào chế độ ăn hàng ngày cho gà.
Quá trình ấp trứng không đúng kỹ thuật
Quá trình ấp trứng không đúng kỹ thuật có thể sẽ khiến gà bị liệt chân ngay từ trong trứng. Và sau khi gà nở, dù bạn áp dụng cách điều trị nào cũng không thể khiến cho gà trở lại tình trạng bình thường được.
Cách điều trị: Trong quá trình ấp ứng, bạn lưu ý là vệ sinh sạch sẽ máy ấp trứng cũng như môi trường úm gà con sau khi nở. Bên cạnh đó thực hiện cách soi trứng để nhanh chóng phát hiện những biểu hiện bất thường. Từ đó sẽ loại bỏ kịp thời những quả trứng không khỏe mạnh, gà con gặp phải dị tật ngay từ trong trứng. Ngoài ra sư kê cũng đừng quên xem lại nguồn gốc của gà bố mẹ gà nhé!
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách xác định gà que mạng gì chuẩn theo phong thủy
Gà thiếu canxi trong quá trình đẻ trứng
Canxi đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp xương chắc khỏe. Vì vậy nếu như trong quá trình đẻ trứng, gà không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như thiếu canxi thì sẽ khiến cho gà con bị liệt chân.
Cách điều trị: Bổ sung thêm canxi vào chế độ ăn hàng ngày của gà là điều vô cùng quan trọng bạn cần làm. Theo đó bạn có thể trực tiếp nhỏ canxi cho gà. Hoặc cũng có thể pha canxi vào nước uống hằng ngày để gà uống từ từ. Đối với gà mái đẻ trứng thì bạn có thể trộn canxi vào thức ăn hằng ngày của gà. Một số loại thức ăn bổ sung canxi cho gà mà sư kê không nên bỏ lỡ như: Bột vỏ sò, bột cá, bột tôm,…
Bật mí những cách phòng bệnh gà bị liệt chân
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” và nếu trong quá trình chăm sóc, gà chiến luôn được chăm sóc trong môi trường đảm bảo, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì sẽ giúp cho tỷ lệ gà mắc phải bệnh liệt chân giảm đi rất nhiều. Dưới đây là một số cách phòng bệnh gà bị liệt chân hiệu quả mà bạn không nên bỏ lỡ:
- Một trong những cách phòng bệnh gà bị liệt chân hiệu quả là cuồng trại luôn phải luôn đảm bảo sạch sẽ, được quét dọn thường xuyên. Điều này sẽ giúp loại bỏ được những mầm bệnh phát sinh trong quá trình nuôi gà. Bên cạnh đó sư kê đừng quên phun thuốc sát trùng định kỳ cho chuồng gà. Thời gian vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ là 1-2 lần/1 tuần;
- Chế độ ăn uống của gà cần phải khoa học. Theo đó gà phải được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là gà đẻ và gà chọi.
- Tiêm phòng đầy đủ và định kỳ cho gà.
- Lựa chọn những con gà giống tốt từ những nơi bán uy tín, kiểm tra kỹ càng tình trạng sức khỏe của gà trước khi quyết định mua.
- Quan sát đàn gà thường xuyên để có thể nhanh chóng phát hiện ra được những điều bất thường. Khi phát hiện thấy có biểu hiện lạ thì lập tức cách ly ngay nhằm tránh lây lan bệnh sang những con gà khác trong chuồng.
Như vậy việc nắm rõ được những kiến thức nuôi gà đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho chiến kê của bạn có một sức khỏe tốt nhất, tránh được các bệnh gây hậu quả lâu dài về sau. Chúng tôi hy vọng qua những chia sẻ về nguyên nhân và cách điều trị bệnh gà bị liệt chân ở bài viết mang tới cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích!