Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng gà chọi không chịu đá

Trong quá trình huấn luyện gà chọi đá, người nuôi sẽ thấy có một vài khoảng thời gian gà chọi không chịu đá. Dù người nuôi có thực hiện kích thích bằng hành động hay cho những chiến kê khác để vào mồi đá cũng không khiến chúng nhúc nhích. Đây chính là dấu hiệu điển hình của việc gà đang gặp vấn đề về cảm tâm lý và sức khỏe. Cùng DagaC1 tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này.

Nguyên nhân khiến gà chọi không chịu đá

Gà chọi không chịu đá do đang bị bệnh

gà chọi không chịu đá
Bệnh tật ảnh hưởng đến trạng thái cơ thể khiến gà chọi không chịu đá

Bệnh dịch là những điều khó có thể tránh khỏi đối với gà đá. Một số căn bệnh có vacxin phòng nhưng một số bệnh chỉ có thể phòng một phần bằng cách chăm sóc, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển.

Gà chọi đá khi mắc bệnh thì các cơ quan chức năng sẽ giảm hiệu suất làm việc. Cơ thể mệt mỏi, phản ứng chậm với mọi kích thích xung quanh. Đặc biệt, trong quãng thời gian đó gà sẽ hạn chế vận động nhất có thể do năng lượng đã được tập trung để đối phó với các tác nhân gây bệnh.

Gà đi lại còn cảm thấy khó khăn thì việc tham gia vào các trận đấu dường như là điều không thể. Cho dù người nuôi có mồi bằng những kích thích cường độ cao.

>>> Xem thêm: Gà rừng đá cựa sắt – Tìm hiểu đặc điểm và cách chăm sóc chính xác

Gà chọi không chịu đá do thiếu kinh nghiệm trong chiến đấu trực tiếp

Học phải đi đôi với hành là phương pháp huấn luyện đá gà hiệu quả nhất. Tùy vào độ tuổi mà gà sẽ được hướng dẫn các bài học chạy lồng, vần hơi, vần đòn cơ bản, vần đòn nâng cao, vần đòn chuyên nghiệp và được cho đá trực tiếp.

gà chọi không chịu đá
Kinh nghiệm chiến đấu 1 – 1 giữa các chú gà quá yếu khiến gà chọi không chịu đá

Bước huấn luyện cơ bản 1 – 1 giữa gà và sư kê là bước lý thuyết về động tác đá trong các trận đá gà trực tiếp. Tuy nhiên, khi chiến đấu sẽ là đá 1 – 1 giữa các chiến kê với nhau. Do vậy, trong quá trình huấn luyện cần cho gà chiến đấu trực tiếp với đa dạng các đối thủ khác nhau.

Chỉ khi được đá với đồng loại thì gà mới học được các tình huống sẽ xảy ra khi tham chiến. Quá trình này được gọi là tích lũy kinh nghiệm từ trong chiến đấu.

Gà chọi không chịu đá do yếu tố tâm lý

Bên cạnh yếu tố về sức khỏe, kỹ năng thì yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng lớn đến việc gà chọi không chịu đá. Tâm lý e sợ trước đối thủ, e sợ với mọi thứ xung quanh khiến gà không ra được đòn nhanh, chính xác. Chúng có xu hướng đứng im, lẩn tránh và chạy trốn.

gà chọi không chịu đá
Gà chọi không chịu đá do những ảnh hưởng lớn đến từ tâm lý

Có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của gà đá. Gà tham gia đá chọi trực tiếp quá căng thẳng, gay cấn khiến chúng bị thương, bị tấn công dữ dội. Gà bị người lạ dọa đến hoảng sợ. Đặc biệt, nạn bắt trộm gà hiện nay diễn ra thường xuyên sẽ khiến tâm lý bị ảnh hưởng lớn và lâu dài.

Khi người nuôi nhốt gà chọi chung với nhau cũng có thể khiến chúng bị sợ sệt. Gà đá có điểm chung là tính cách hung hăng, thích áp bức đối thủ và cả đồng loại.

Khi gà đủ tuổi, người nuôi cần nhốt riêng các cá thể vào các khung chuồng. Nếu để chung, dù chúng không đánh nhau nhưng cũng thường xuyên phát ra những tín hiệu cảnh cáo đối phương không được manh động, thậm chí là hoạt động mạnh. Thông thường, gà chọi đạt 5 tháng hay bắt đầu chạy chuồng là người nuôi nên nhốt riêng.

Cách khắc phục hiện tượng gà chọi không chịu đá

Những biện pháp khắc phục hiện tượng gà chọi không chịu đá dựa trên nguyên nhân hình thành. Dưới đây là những biện pháp được áp dụng phổ biến.

gà chọi không chịu đá
Những việc nên làm khi gà chọi không chịu đá

Huấn luyện kỹ càng về lối đá và cách giáp mặt đối thủ

Huấn luyện gà đá nên thực hiện từ từ, nâng dần độ khó và cường độ luyện tập cho gà. Người nuôi không nên nóng vội mà dạy trong thời gian ngắn khiến gà bị choáng ngợp, không kịp thích nghi.

Khi huấn luyện, bên cạnh đấu 1 – 1 với sư kê, cần cho gà thực hành đá với chính đồng loại của chúng. Như vậy, gà mới làm quen được với thần thái và cách hành động của đối thủ trong các trận đấu.

Chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe hợp lý

Dinh dưỡng cần thiết cho gà đá sẽ có sự thay đổi khi gà lớn lên, bước vào các giai đoạn như thay lông, gọi mái, đạp mái, huấn luyện đá. Do vậy, người nuôi cần chú ý về các nhóm chất dinh dưỡng phù hợp.

Chăm sóc sức khỏe cho gà cần lưu ý về lịch tiêm vacxin, cách phòng tránh bệnh. Khi gà nhiễm bệnh phải có biện pháp xử lý linh hoạt và thông minh.

Nội dung chính của bài viết đã mang đến cho bạn đọc thông tin về nguyên nhân của hiện tượng gà chọi không chịu đá. Từ đó, đưa ra các biện pháp khắc phục mang tính tích cực, cải thiện từ từ hành động này. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu thêm về các biện pháp hữu hiệu trong chăm sóc gà. Tiếp tục theo dõi DagaC1 để cập nhật những bài viết mới nhất về kiến thức nuôi gà, huấn luyện và những trận đấu hấp dẫn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1