Ngoại hình khổng lồ đã giúp cho gà kỳ lân nhanh chóng lọt vào “tầm ngắm” của những người đam mê chơi gà kiểng cũng như bộ môn đá gà. Tuy nhiên đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu cũng như nuôi giống gà này thì chắc chắn sẽ gặp phải không ít khó khăn trong việc chăm sóc gà. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được chúng tôi bật mí tất tần tật thông tin về gà kỳ lân cũng như kỹ thuật nuôi gà khoa học để mang lại giá trị kinh tế cao nhé!
Nguồn gốc của gà kỳ lân
Trong những năm gần đây, cái tên gà kỳ lân đã không còn quá xa lạ trong làng đá gà trực tiếp. Vậy giống gà này có nguồn gốc từ đâu và chúng có những đặc điểm nào nổi bật? Gà kỳ lân hay còn có tên gọi khác là gà brahma có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tại đất nước Mỹ vào những năm 1850 thì đây chính là giống gà cung cấp thịt chủ yếu, chiếm phần lớn tại đất nước này.
Cho tới khoảng thế kỷ XX, giống gà này bắt đầu được du nhập vào Việt Nam và ngay sau đó đã được rất nhiều người săn đón. Thậm chí có khá nhiều “đại gia” còn sẵn sàng tung ra một khoản tiền lớn để sở hữu giống gà đặc biệt, độc đáo này. Gà brahma là kết quả của sự lai tạo thành công giữa gà Chittigong của Bangladesh và gà Shanghai tại Trung Quốc.
Những đặc điểm nổi bật của gà kỳ lân
Đặc điểm ngoại hình
So với các giống gà thông thường thì gà brahma có kích thước lớn hơn rất nhiều, một con gà trưởng thành có khối lượng lên tới 18kg là điều hoàn toàn bình thường. Chính vì điều này mà giúp cho gà kỳ lân được đánh giá là một trong những giống gà có khối lượng nặng và ngoại hình to lớn nhất hiện nay. Một số đặc điểm về ngoại hình nổi bật của gà kỳ lân có thể kể tới như:
- Gà có phần bắp chân to, lông được phủ dày đặc từ toàn thân xuống tới tận ngón chân. Hai bên má gà có mọc ra 2 chùm lông dày, xòe rộng trông vô cùng khác biệt.
- Mỗi bàn chân gà brahma gồm có 5 ngón và 3 cựa.
- Không có màu sắc cụ thể cho bộ phận mào và tích của gà. Theo đó sẽ có những con có bộ phận này màu hồng, vàng hồng, thậm chí có con còn mang màu đỏ.
- Gà kỳ lân có rất nhiều màu sắc khác nhau như: Màu tro, xám trắng, vàng, vàng trắng và đen.
>>> Xem thêm: Cách giúp gà tơ mọc lông nhanh qua các biện pháp chăm sóc an toàn
Đặc tính sinh sản
Khi trong giai đoạn từ 6-7 tháng tuổi, gà brahma đã bắt đầu đẻ trứng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, một số con gà mái phải mất khoảng 12 tháng mới bắt đầu đẻ lứa trứng đầu tiên.
Đặc biệt đối với con gà mái lớn tuổi, sinh trưởng vào mùa đông thì thời gian đẻ trứng sẽ kéo dài lâu hơn so với những con gà thông thường. Trung bình, gà kỳ lân sẽ đẻ khoảng 5 – 6 trứng/tuần.
Và một năm, trung bình số trứng mà gà kỳ lân đẻ sẽ từ 300 quả trứng. Tùy thuộc vào lượng thức ăn, độ tuổi, thời gian trong năm mà số lượng trứng gà kỳ lân đẻ trong một năm cũng sẽ có sự khác nhau. Có thể thấy trong quá trình nuôi, việc người nuôi nắm rõ được các kiến thức nuôi gà cơ bản đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp gà brahma có thể đẻ được một số lượng trứng lớn trong vòng 1 năm.
Kỹ thuật nuôi gà kỳ lân quan trọng không nên bỏ lỡ
Chế độ dinh dưỡng
Theo chia sẻ từ nhiều sư kê đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nuôi gà brahma thì giống gà này được đánh giá là khá dễ tính trong vấn đề thức ăn cũng như chăm sóc. Theo đó cũng tương tự như các giống gà thông thường thì thức ăn của gà kỳ lân cũng chủ yếu là cám, lúa thóc, rau. Để giúp gà luôn có được một sức khỏe tốt nhất thì trong quá trình nuôi, sư kê cần bổ sung thêm vào bữa ăn hàng ngày của gà các loại thức ăn như thịt bò, dế, lươn, các loại sâu bọ…Bên cạnh đó việc bổ sung thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày của gà các loại rau, mầm thảo dược và vitamin sẽ giúp cho gà mái đẻ nhiều trứng hơn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng về chế độ dinh dưỡng dành cho gà kỳ lân mà bạn không nên bỏ lỡ:
- Đối với gà con mới nở, trong những tuần đầu tiên thì nên bổ sung cho gà các loại thực phẩm và nước uống có chứa nhiều hàm lượng protein.
- Để tránh tình trạng gà ăn không tiêu thì nên thêm các loại giấm táo và men tiêu hóa vào thức ăn của gà.
- Đối với gà mái thì khẩu phần ăn hàng ngày của gà cần phải đảm bảo là có ít nhất 16% protein. Bạn có thể bổ sung thêm canxi vào thức ăn của gà để giúp vỏ trứng chắc khỏe. Để thúc đẩy khả năng đẻ trứng của gà mái thì có thể bổ sung vào ổ gà các loại thảo mộc. Còn trong giai đoạn gà đang ấp trứng thì nên cho gà ăn các loại thức ăn giàu protein. Cùng với đó là luôn luôn để nước uống gần tổ để gà mẹ dễ dàng tiếp cận, không phải di chuyển nhiều.
- Những con gà mái thường sẽ rơi vào tầm ngắm của gà trống nếu như chúng được nhốt chung với nhau. Vì vậy tốt hơn hết là bạn nên tách riêng chúng ra thành 2 cái chuồng khác nhau.
Về chuồng trại nuôi gà kỳ lân
Đối với gà kỳ lân trưởng thành thì chuồng trại nuôi gà cần phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản và quan trọng như:
- Một trong những đặc điểm nổi bật của gà kỳ lân là chúng có kích thước lớn hơn rất nhiều so với các giống gà thông thường. Chính vì vậy chuồng trại nuôi gà cũng cần phải đảm bảo được độ cao, rộng rãi, thoáng mát để giúp gà cảm thấy thoải mái khi đi lại, di chuyển.
- Chuồng trại nuôi gà kỳ lân phải đảm bảo được độ cao ráo và thoáng mát. Theo đó lưu ý là xây hướng phù hợp để tránh trường hợp mưa gió tạt trực tiếp bào chuồng làm ảnh hưởng tới sức khỏe của gà. Ngoài ra chuồng trại cũng phải đảm bảo được độ kín để tránh hiện tượng các con vật khác đến cắn gà vào ban đêm như chuột, rắn,…
- Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, đáy chuồng nuôi nên được lót trấu để giúp gà không bị lạnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về gà kỳ lân cũng như kỹ thuật chăm sóc giống gà khổng lồ này một cách khoa học nhất mà DagaC1 muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về gà brahma ở bài viết mang tới cho anh em sư kê thật nhiều thông tin bổ ích!