Gà Serama – chiến kê đá gà với hình dáng cơ thể đầy kiêu hãnh ngạo mạn

Gà Serama có thể ít xuất hiện trong các trận đá gà lớn nhưng đây đích thị là một trong những loài chiến kê được nhiều người nuôi. Hình dáng cơ thể nhỏ nhưng luôn ở hình dáng kiêu hùng là điều đầu tiên mà bạn cảm nhận được ở những chú Serama này. Cùng DagaC1 tìm hiểu về đặc điểm hình dáng, tính cách của chiến kê Sarama.

Nguồn gốc gà Serama

Gà Sarama
Gà Sarama là những chiến kê đầy trịnh thượng đến từ Malaysia

Gà Sarama còn được biết đến với những tên gọi khác là gà Mã Lai, gà thượng lưu hay gà vương giả. Những tên gọi này có được là do hình dáng cơ thể của chúng luôn kiêu hãnh và trịnh thượng. Cổ ngẩng cao, ngực nở, to và rộng khiến người nhìn đầy áp lực.

Nguồn gốc của gà Serama có nhiều nguồn ghi chép khác nhau. Một số thông tin đã được công nhận là gà Serama là giống gà đến từ Malaysia và xuất hiện từ những năm 1960. Cá thể gà được lai tạo giữa giống ở địa phương với gà chân ngắn Nhật Bản.

Tên gọi của gà phải đến năm 1970 mới được một nghệ nhân đến từ Thái Lan đặt. Tên gà được đặt theo tên của một vị vua anh dũng tại Malaysia. Năm 1990, cuộc triển lãm về gà Serama lần đầu tiên được tổ chức tại Malaysia. Cuộc triển lãm được điều hành bởi “cha đẻ” lai tạo giống gà này là Wee Yean Een. Sự phổ biến của Sarama trên toàn đất nước và lan ra thế giới cũng được bắt nguồn từ sự kiện này.

Cho đến ngày nay, gà Sarama chủ yếu dùng để làm kiểng. Một số ít người nuôi làm gà chọi nhưng chỉ là thú vui. Rất hiếm và gần như không thấy gà xuất hiện trong các xới đá gà dù ở hạng nhẹ.

Đặc điểm cơ thể gà Serama

Gà Sarama
Cơ thể luôn ở trạng thái “tấn công” của gà Sarama

Gà Sarama có nhiều dòng khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung về hình thể của tất cả các dòng là mang lại cảm giác áp bức đến đáng yêu. Gà mang lại sự áp bức đến người nhìn do chúng có dáng đứng thẳng, đầu đưa về sau. Ngực nở, ưỡn về trước và luôn ở trạng thái “tấn công”.

Cơ thể của gà nhỏ, gà trống trưởng thành thuần chủng nặng dưới 700g, trong khi đó, gà mái sẽ nhỏ hơn 600g. Chính hình dáng muốn “tấn công” mọi lúc, mọi nơi nhưng cơ thể nhỏ nhắn nên gà được nhiều người ưa thích. Thay vì cảm thấy bị đe dọa thì với con người, đây chính là thú cưng đầy kiêu hãnh và sang chảnh.

Dáng đứng thẳng đặc biệt nên cánh của gà gần như ở trạng thái vuông góc với mặt đất. Hai cánh ôm sát theo cơ thể, dài nhưng không chạm đất. Khi xòe sẽ tạo ra một độ rộng có thể gấp 4 lần kích thước chiều ngang. Khi nhìn vào cơ thể, ngoài bộ ngực thì cánh gà sẽ là điểm thu hút tiếp theo. Đôi thẳng, dày và song song với mặt đất.

Đầu gà nhỏ, luôn ngả về phía sau. Mèo có kích thước trung bình và thường có 5 gai phân bố đều. Mắt gà tinh anh, nhanh nhẹn dõi theo các chuyển động ở môi trường xung quanh.

>>> Xem thêm: Cách mài cựa gà hiệu quả, tăng tính sắc bén cho vũ khí

Đặc điểm tính cách và chiến đấu của gà Sarama

Gà Sarama
Gà Sarama trong chiến đấu và làm cảnh

Gà Sarama được lai tạo từ gà cảnh của Nhật Bản và giống gà ở địa phương Malaysia. Malaysia là một trong những quốc gia có bộ môn đá gà phát triển bậc nhất Đông Nam Á và châu Á. Do vậy, sản phẩm lai tạo này được tiếp nối tính cách hiếu chiến của gà bố mẹ.

Gà mái và gà trống Sarama đều có tinh thần chiến đấu cao. Do đó, trong quá trình nuôi dưỡng, gà được nhốt riêng chuồng. Các cá thể gà này có tính cách của một chiến kê oai hùng, tuy nhiên, kích thước cơ thể lại không phù hợp để đá.

Trong những trận đá gà trực tiếp, người ta có thể sử dụng gà Sarama đá ở hạng cân nhẹ. Những chú gà đá này được tuyển chọn sẽ có khối lượng khoảng 750g nhưng số lượng ít.

Đa số gà Sarama hiện nay được nuôi để phục vụ làm kiểng. Trong quá trình nuôi, những chú gà quá hung hãn sẽ được huấn luyện để trở nên dịu nhẹ, thân thiện với con người.

Nuôi dưỡng gà Sarama

Gà Sarama
Việt Nam có điều kiện nuôi dưỡng gà Sarama thuận lợi

Gà Sarama mới nở vô cùng nhạy cảm với nhiệt độ. Do vậy, úm gà là công việc nhất định phải làm. Đặc điểm cánh gà đặc biệt nên dù được nuôi cùng mẹ chúng cũng cần được sưởi mỗi ngày.

Dinh dưỡng cho gà cũng tương tự như nuôi các giống gà đá khác. Lựa chọn thức ăn sinh dưỡng như cám chuyên dụng khi còn nhỏ. Gà lớn dần sẽ giảm lượng cám, thay dần bằng ngũ cốc, cám gạo và rau xanh.

Gà mái Sarama có thể đẻ sau khoảng 16 – 18 tuần nuôi dưỡng. Ấp trứng mất khoảng 21 ngày. 1 năm, gà đẻ được khoảng 120 – 140 trứng. Số lượng trứng đẻ này được đánh giá là cao so với các dòng gà chọi đá khác.

Gà Sarama là một giống gà thú vị để nuôi làm cảnh hoặc huấn luyện đá với mục đích vui chơi giải trí. Thời tiết ở Việt Nam nhìn chung phù hợp với điều kiện sống của gà. Do vậy, nếu bạn đang muốn tìm một thú vui mới mẻ, khác biệt có thể lựa chọn những chiến kê anh dũng này. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thông tin mới nhất về gà đá, kiến thức nuôi gà và những trận đá gà cực hấp dẫn hôm nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1