Giống gà chọi Thái, tiếng Thái Lan: ไก่ชน là một giống gà chọi đã có lâu đời của Thái Lan. Cho tới năm 2009, dòng gà này mới được Hiệp hội tiêu chuẩn gia cầm Anh (British Poultry Standards) công nhận là một giống gà. Gà chọi Thái có những đặc điểm về hình thể, lối đá như thế nào? Cách chăn nuôi gà ra sao? Dưới đây là những kiến thức nuôi gà bạn cần biết.
Chăn nuôi giống gà chọi Thái
Thái Lan là một quốc gia có truyền thống chơi gà chọi từ lâu đời. Bộ môn chọi gà và cá cược chọi gà là một hoạt động kinh doanh dịch vụ hợp pháp tại đất nước này.
Hoạt động chăn nuôi giống gà chọi Thái theo đó đã phát triển mạnh mẽ. Chủ trang trại có mô hình chăn nuôi gà chọi khép kín từ khâu chọn giống, nuôi dưỡng, huấn luyện gà và cả mở sới gà thi đấu để những người có gà đăng ký tham gia.
Đa số các sới gà, đấu trường gà tại Thái Lan đều do chủ trang trại kết hợp với nhau cùng đầu tư kinh doanh. Họ có mở bán vé cho người dân vào xem, có trao thưởng hậu hĩnh cho những sư kê có gà chiến thắng và có phải trích một phần tiền thưởng để nộp thuế cho nhà nước.
Cục Phát triển chăn nuôi Thái Lan có quy định về việc đăng ký, cấp phép cho từng chủ hộ chăn nuôi giống gà chọi Thái. Khi gà chọi đi thi đấu thì phải được kiểm tra kỹ càng và cấp mã số. Nó như một tấm “hộ chiếu” để xác định danh tính cho gà.
Tấm hộ chiếu của những chú gà chọi Thái sẽ được làm cố định và theo gà suốt cuộc đời. Khi tra theo mã số định danh này, người ta sẽ nhận được thông tin về người nuôi, hình dáng gà và diễn biến sức khỏe của gà. Đây là một nỗ lực của chính quyền Thái Lan để phòng ngừa virus cúm gà phát tán.
Nhiều trang trại có chính sách kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ trong quá trình chăn nuôi. Khi đưa gà hay xe cộ vào khu vực nuôi gà thì cần khử trùng, khử khuẩn để tránh mang mầm bệnh ảnh hưởng đến đàn gà khỏe.
Đặc điểm gà chọi Thái Lan
Với những sư kê đã có nhiều năm quan sát, ăn ngủ với gà thì có thể dễ dàng nhận dạng được giống gà chọi Thái. Tuy nhiên, những người mới cũng có thể phân biệt giống gà này dựa vào những đặc điểm sau:
- Giống gà chọi Thái có bộ lông đẹp. Bộ lông là sự kết hợp của nhiều màu sắc nhưng phổ biến nhất là sự hòa trộn giữa lông màu ô đen và ô đỏ.
- Gà có thân hình cao, thanh thoát, chân dài và mảnh khảnh, so với gà đòn Việt Nam thì gà Thái không có quá nhiều cơ bắp. Dáng đứng luôn ngạo nghễ và thẳng.
- Cơ thể gà có khối lượng phổ biến từ 2.5kg tới 2.8kg. Đây là khối lượng phù hợp để để ghép với trạng gà trung bình khi chiến đấu.
- Giống gà chọi Thái Lan không sử dụng biện pháp cắt tỉa bằng công cụ hoặc om bóp để tham gia chiến đấu như gà Việt Nam. Dù chúng được dùng để đá cựa sắt, cựa dao nhưng đa số sẽ để om bóp tự nhiên hoặc dùng những bài thuốc gia truyền riêng để thực hiện. Điều này giúp gà vừa có bộ lông đẹp mắt, vừa đỡ công cắt tỉa.
- Đầu và cổ nhỏ nhắn, ngắn và linh hoạt nên giúp chúng tấn công, ra đòn nhanh, rộng và hiệu quả.
Đặc điểm lối đá gà chọi Thái Lan
Giống gà chọi Thái sở hữu vóc dáng người nhỏ, thanh thoát, chân dài, cổ dài nên có khả năng tấn công rộng dù ở khoảng cách xa và khả năng né đòn cực đỉnh. Chân dài và chắc nên những cú vung đá của chúng đều có lực mạnh và chắc chắn.
Gà Thái cũng có những lối đá hiểm hóc như gà đòn Việt Nam như đá sỏ, đá mé, đá liên hoàn cước, đá, dĩa, đá hồi, đá dọc, đá đâm hang cua, đa cưa dè… Khả năng đá thuần thục của từng cá thể sẽ phụ thuộc và trình độ dạy của sư kê.
Giống gà chọi Thái có kiểu đá mang đặc trưng không lẫn với giống khác là đá chạy kiệu – chạy xe. Kiểu đánh này có tính khiêu khích và gây hấn với đối thủ cực mạnh. Gà đá đang đánh nhau thì đột ngột bỏ chạy không đánh nữa. Đối thủ tiến hành truy đuổi hung hãn thì chúng quay lại tung cú đá trực diện khiến gà choáng váng ngay lập tức.
Tuy nhiên thế đá này cũng kèm theo rủi ro vì nếu gà chạy quá đà thì sẽ nhảy ra khỏi sới đấu. Và một khi đi ra khỏi phạm vi chiến đấu thì sẽ bị đánh giá là thua cuộc. Trường hợp gà mái chạy lừa đối thủ và vượt sới diễn ra rất nhiều. Đó là lý do mà kiểu đá này ít xuất hiện tại Việt Nam dù hiệu quả mang lại cao.
Phong trào chơi gà chọi ở Thái Lan
Chọi gà tại Thái Lan được tổ chức cực kỳ chuyên nghiệp một phần nhờ sự ủng hộ của chính phủ. Đây là một hình thức kinh doanh dịch vụ có đóng góp vào ngân sách nhà nước và có nộp thuế. Do vậy, các đơn vị chức năng đều tạo điều kiện để trang trại, sới đấu gà được phát triển.
Bên cạnh sự phát triển về hoạt động chăn nuôi, tổ chức đá gà, hoạt động kiểm soát nuôi trồng của các cơ quan cũng được đầu tư bài bản và rõ ràng. Việc cấp mã số định danh cho gà là một ví dụ điển hình để kiểm soát bệnh hiệu quả.
>>> Xem thêm: Cách phân biệt tiếng gà gáy đoán ngay thần kê mà anh em nên biết
Hình thức chiến đấu của giống gà chọi Thái
Các giống gà chọi Thái có cả hình thức đá cựa tự nhiên, đá cựa sắt và cựa dao. Trong đó, đá cựa tự nhiên để huấn luyện gà trong các trang trại. Khi chiến đấu thật sự, chủ yếu là đá hai loại còn lại.
Giá trị của giống gà chọi Thái
Giống gà chọi Thái này từng có nhiều thương vụ buôn bán lớn. Năm 2017, châu Á từng đã có khoảng thời gian xôn xao với thương vụ chuyển nhượng một con gà chọi Thái trống với mức giá 29,000 đô la, tương đương với gần 660 triệu đồng Việt Nam lúc bấy giờ ở trang trại Sum tại huyện Saraphi, Chiangmai.
Con gà trống thuộc giống Phama Mahwing, lai giữa gà trống Thái và gà mái Myanmar 16 tháng tuổi, nặng 2.6kg. Thời điểm mua ban đầu gà 1 tháng tuổi chỉ khoảng 2,300 đô. Sau 16 tháng, số tiền đã gấp hơn 12 lần.
Giá chuyển nhượng của gà cao như vậy là nhờ nó đã chiến thắng nhiều trận đá gà trực tiếp liên tục trong các giải đấu gà lớn. Không những chiến thắng, mà chiến thắng đó còn được ghi nhận bởi cách ra đòn hiểm hóc, thế ra đòn và tiếp xúc đẹp. Do vậy, chỉ cần sư kê đủ kiên trì thì có thể thu về số tiền lớn nhờ đá gà.
DagaC1 đã giới thiệu đến bạn đọc giống gà chọi Thái nổi tiếng trên thế giới. Những đặc điểm về hình thể, lối đá, cách chiến đấu và giá trị kinh tế của giống gà hứa hẹn sẽ là khoản đầu tư sinh lời lớn trong tương lai.