Mô hình nuôi gà chọi mang lại hiệu quả kinh tế cao

Lựa chọn mô hình nuôi gà chọi phù hợp sẽ tạo ra những cá thể gà phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng. Hiện nay, gà chọi được nuôi với hai mục tiêu lớn là nuôi gà chọi đá và nuôi là chọi làm thực phẩm. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu hai mô hình chăn nuôi phổ biến này đến với các bạn.

Lợi ích kinh tế của gà chọi

mô hình nuôi gà chọi
Lợi ích kinh tế khi nuôi gà chọi

Gà chọi dù nuôi để thịt hay nuôi để đá mang lại lợi ích kinh tế rất cao cho người chăn nuôi. Giá gà chọi xịn thường có giá dao động trong khoảng 180,000 VND – 250,000 VND tùy vào độ săn chắc, giống gà và đặc điểm ngoài. Nhìn chung, giá bán gà chọi sẽ cao hơn tương đối nhiều so với giá bán gà đồi chăn thả ở mọi thời điểm.

Đối với gà chọi làm giống để đá, giá trị kinh tế của gà cao từ khi nó còn là trứng. Tùy theo giống gà mà giá trứng có thể lên tới vài chục nghìn đến vài trăm nghìn một quả. Khi gà nở dưới 1 tháng tuổi, giá bán gà đã đạt tới 1 triệu/con.

Ở giai đoạn gà 9 – 10 tháng tuổi, đã phát triển ổn định và được huấn luyện nhưng chưa tham gia đá trực tiếp, gà có giá trung bình từ 9 – 14 triệu đồng/con. Với những chiến binh đã có nhiều trận chinh chiến thắng lợi, có hình thể đẹp, độc và lạ thì giá có thể lên tới vài chục, thậm chí cả trăm triệu.

Để có được mức giá đó, người chăn nuôi gà phải áp dụng mô hình nuôi gà chọi bài bản từ khâu chọn giống ban đầu đến tất cả các công đoạn về sau.

Mô hình nuôi gà chọi cho ra chất lượng gà tốt nhất

mô hình nuôi gà chọi
Mô hình nuôi gà chọi tốt nhất

Một mô hình nuôi gà chọi tốt thì phải kiểm soát tốt được các yếu tố về dinh dưỡng, môi trường vận động, dịch bệnh và vệ sinh. Dưới đây là những kiến thức nuôi gà chọi để đá gà hoặc để làm thực phẩm mà người nuôi cần chú ý.

Cách lựa chọn con giống gà

Bước đầu tiên trong mô hình nuôi gà chọi cho hiệu quả cao đó là bước lựa chọn giống gà. Việt Nam hiện có trên 20 giống gà chọi từ mọi miền đất nước. Giống gà chọi nhập ngoại vào thị trường Việt Nam cũng vô cùng phong phú. ST666 sẽ điểm qua một vài giống gà chọi nổi bật trong và ngoài nước như sau:

  • Gà nòi miền Bắc: gà Thổ Hà, Nghi Tàm, Vân Hồ, Nghĩa Đô, Đồ Sơn…
  • Gà nòi miền Trung: gà Phan Rang; gà Vạn Giã, Gò Dúi; gà Sông Vệ, Sa Huỳnh, gà đòn Bình Định như gà Bắc Sông Côn (giống gà được Nguyễn Lữ lưu truyền), Hoài Châu, Mộc Bài, Cát Chánh, Kim Giao, Gò Bồi, Phú Tài…
  • Gà đá chọi miền Nam có gà Chợ Lách, Cao Lãnh, Châu Đốc, Bà Điểm.
  • Gà đá cựa nhập ngoại như: gà Sweater,  gà Brown Red, gà Albany, gà Hatch, gà tre Mỹ, gà Thái Lan, gà Peru, gà Asil, gà Roundhead, gà Kelso…

Với những trang trại lớn, người chăn nuôi có thể cân nhắc cho việc nuôi toàn bộ những giống gà nổi bật này. Với trại gà có quy mô nhỏ hơn, chủ trang trại cần cân nhắc chọn giống sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Ví dụ, với mục tiêu đá thì nên chọn gà chọi Bình Định, gà Đồ Sơn hoặc gà nhập ngoại. Với mục tiêu nuôi lấy thịt thì nên chọn gà Phan Rang, Vạn Giã để có nhiều thịt và nặng cân.

Mô hình nuôi gà chọi chất lượng: Lựa chọn địa điểm cung cấp gà giống

mô hình nuôi gà chọi
Mô hình nuôi gà chọi cho sản phẩm chất lượng cao

Người chăn nuôi có hai cách để có được gà giống:

Thứ nhất là mua con giống từ các trang trại gà giống. Ở cách này, người chủ chăn nuôi có cơ hội lựa chọn nhiều loại sẵn có với chất lượng mặt bằng cao và khá đồng đều.

Cách thứ hai là tự đúc giống để nuôi. Đây là việc chủ trang trại tự nuôi con trống và mái để đẻ và ấp trứng. Ở cách làm này, con giống tạo ra có độ thuần chủng cao. Tuy nhiên, khi thực hiện theo cách này thì cần lựa chọn gà mái và gà trống cực kỳ cẩn thận để con non sinh ra khỏe mạnh, tròn trịa.

Xây dựng chuồng trại chăn nuôi

Chuồng trại chăn nuôi thông thoáng, rộng rãi, mật độ nuôi phù hợp là điều quan trọng để xây dựng mô hình nuôi gà chọi khoa học, cho ra cá thể gà chất lượng cao. Dưới đây là yếu tố về mật độ, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp cho gà non mới nở trong những giai đoạn đầu phát triển.

Tiêu chí 1- 10 ngày tuổi 10 – 30 ngày tuổi trên 30 ngày tuổi
Mật độ 30 – 40 20 – 30 <10
Cường độ chiếu sáng (W/m2) 5 5 3
Nhiệt độ (độ C) 28 – 32 25 – 28 22 – 25
Độ ẩm (%) 65 65 65
Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày) 17 – 22 8 – 14 Sử dụng ánh sáng tự nhiên

Với gà huấn luyện để tham gia các trận đá gà trực tiếp, DagaC1 khuyên người chăn nuôi nên nhốt chúng riêng lẻ thành từng chuồng khác nhau khi bắt đầu được huấn luyện bài bản và chuyên sâu. Điều này đảm bảo chúng sẽ không lao vào tấn công nhau, làm nhau bị thương trong quá trình chung sống.

Chế độ dinh dưỡng trong mô hình nuôi gà chọi

Gà chọi cần có chế độ dinh dưỡng khác nhau trong từng giai đoạn. Trong thời kỳ đầu, gà sẽ chú trọng vào phát triển khối lượng. Do vậy, thức ăn chuyên dùng cần đủ và cân bằng ở các nhóm dinh dưỡng.

Khi chúng đã thay lông, mọc lông tơ thì cần thức ăn giàu đạm để hình thành các thớ cơ, làm chắc thịt. Do vậy, với từng giai đoạn cần cung cấp loại cám phù hợp.

Bên cạnh chế độ ăn thì chế độ tập luyện, vận động cũng cần được quan tâm, đặc biệt là gà chọi đá. Người nuôi cần cho gà làm quen với việc tấn công, phòng thủ với những bài tập điển hình trong mô hình nuôi gà chọi đá như:

  • Vần đòn, vần hơi
  • Chạy bộ trong thời gian dài
  • Quần sương, dầm cán
  • Tấn công bằng các lối đá hiểm hóc như đá hầu, đá thủ, gà ôm đấm, gà cưa đè…

Phòng bệnh trong mô hình nuôi gà chọi

Công tác phòng bệnh trong mô hình nuôi gà chọi

Phòng bệnh luôn là biện pháp tốt nhất để gà khỏe mạnh. Cá thể gà sạch bệnh thì mới có khả năng giữ sức lâu dài và bền bỉ. Những con gà chọi đá đã từng nhiễm bệnh lây truyền, dù là đã chữa khỏi nhưng vẫn không thể lấy lại sức lực như trước đó. Do vậy, công tác phòng, chữa bệnh kể từ khi còn nhỏ vô cùng cần thiết.

Thông thường, gà con cần nhỏ hoặc tiêm một vài loại vacxin. Tùy theo từng loại gà sẽ cần sử dụng các loại khác nhau. Do vậy, người nuôi cần tham khảo lời khuyến nghị từ các chuyên gia thú y để phòng bệnh bằng vacxin cho gà kịp thời.

Khi gà có dấu hiệu nhiễm bệnh thì cần tách đàn để cách ly ngay lập tức. Báo với cán bộ thú y địa phương để được hướng dẫn cách giải quyết phù hợp.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng đạt hiệu quả cao nhất

Giữ vệ sinh chuồng trại trong mô hình nuôi gà chọi

Mỗi ngày, chuồng gà nên được mở vào ban ngày, đặc biệt là nắng nhẹ buổi sáng để không khí trong buồng nuôi được lưu thông. Khí cũ bay đi và được thay thế bằng luồng không khí mới.

Chủ trang trại cần vệ sinh máng ăn và dụng cụ ăn uống mỗi ngày. Đây là những vật dụng dễ dàng mang và lây truyền mầm bệnh nhất.

Thức ăn, nước uống cho gà nên cho lượng đủ mỗi ngày. Không được lưu cữu từ ngày này qua này khác vì có thể mang mầm bệnh hoặc bị côn trùng mang mầm bệnh nhấm nháp qua. Ngoài ra, thức ăn, nước uống để lâu ngoài không khí sẽ bị biến đổi chất, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

Dọn phân và rác thải của gà mỗi ngày. Đảm bảo chuồng được khô ráo, phủ chất độn nếu cần thiết để giữ độ ẩm phù hợp.

Thực hiện phun khử trùng, khử khuẩn định kỳ. Phun mỗi khi có dịch bệnh, khi xuất chuồng ở cả khu vực nuôi và không gian xung quanh.

DagaC1 đã chia sẻ đến người chăn nuôi mô hình nuôi gà chọi cho hiệu quả kinh tế cao. Nếu chủ trang trại có bất kỳ thắc mắc gì về gà chọi, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1