Những điều cần biết để nuôi gà chọi con khỏe mạnh

Nuôi gà chọi con khỏe mạnh là bước đầu để tạo ra những cá thể gà chọi đá khỏe mạnh. Để quá trình nuôi dưỡng được thuận lợi, người chủ trang trại cần chú ý đến các yếu tố như mùa nuôi gà con thuận lợi, nhiệt độ, nước, thức ăn… Ở bài viết này, DagaC1 sẽ mang đến cho bạn kiến thức nuôi gà con có tỷ lệ sống cao và sức đề kháng tốt.

Mùa thuận lợi để nuôi gà chọi con khỏe mạnh

Nuôi gà chọi con khỏe mạnh
Mùa thuận lợi để có thể chăn nuôi gà chọi con khỏe mạnh

Mùa xuân và mùa thu là hai mùa thuận lợi nhất để nuôi gà chọi con khỏe mạnh. Đây là hai mùa có đặc điểm thời tiết dễ chịu, nhiệt độ mát mẻ, độ ẩm đa số phù hợp dù mùa xuân có những ngày nồm ẩm nhưng gà vẫn phát triển tốt nếu có biện pháp giữ khô chuồng hiệu quả.

Theo các chuyên gia về khuyến nông, mùa đông và mùa hè tại miền Bắc và miền Trung, mùa nóng tại miền Nam là những mùa không thích hợp để ấp trứng và nuôi gà. Điều kiện nhiệt độ ở các mùa hoặc là quá lạnh và khô hoặc là quá nóng và khô. Với nhiệt độ ngoài trời từ 36 độ trở lên sẽ dễ dàng làm chết phôi gà có trong trứng. Từ đó, trứng gà chọi giống dễ dàng bị hỏng.

Nuôi gà chọi con mới nở ở mùa này cũng chưa thích hợp vì cơ thể gà nhỏ, chưa đủ khả năng điều hòa thân nhiệt để chống lại cái nóng, cái lạnh của thời tiết. Từ đó, sức đề kháng giảm làm gà dễ nhiễm bệnh rồi tử vong.

Phương pháp chọn giống để nuôi gà chọi con khỏe mạnh

Nguồn giống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sức đề kháng và sự phát triển toàn diện của gà. Để nuôi gà chọi con khỏe mạnh, người nuôi cần lựa chọn đơn vị cung cấp giống uy tín, chất lượng, có quy trình chăm sóc, phòng bệnh cho gà trống, gà mái đẻ nghiêm ngặt. Hoạt động ấp trứng bằng máy hoặc ấp bởi gà mái diễn ra hợp vệ sinh, tránh nhiễm bệnh vào phôi.

Khi mua gà con mới nở, nên chọn những con gà có vẻ ngoài khỏe mạnh, kêu nhiều, mắt sáng, biết mổ thức ăn, hay chạy lông bông, đi lại nhanh nhẹn và cân bằng. Chọn những con gà lông óng mượt, đồ đều màu cao, kích thước cơ thể đồng đều.

Với những giống gà chọi đóng vai trò chủ lực, chủ trang trại có thể tự mua con giống trống và giống mái về để có được trứng gà con. Đây cũng là cách làm giúp kiểm soát tốt được dịch bệnh ở gà chọi con.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật chăm sóc gà chọi hiệu quả

Cách úm gà con khỏe mạnh

Nuôi gà chọi con khỏe mạnh
Cách úm gà hiệu quả

Nuôi gà chọi con khỏe mạnh thì không thể thiếu được bước úm gà. Gà con mới sinh chưa có sức đề kháng tốt, cơ thể chưa tự điều hòa được thân nhiệt để phù hợp với môi trường ngoài. Do vậy, hoạt động úm gà thường xuyên được áp dụng. Mục đích của việc này là tạo ra không gian có nhiệt độ ổn định, phù hợp cho gà lớn lên.

Nhiệt độ phù hợp cho gà con theo độ tuổi là:

  • Gà 0 – 7 ngày tuổi là 31 – 32 độ C
  • Gà 8 – 21 ngày tuổi là 28 – 30 độ C
  • Gà 22 – 28 ngày tuổi là 22 – 28 độ C

Thời gian úm phù hợp trong ngày là:

  • Gà 1 – 3 ngày tuổi: 24 giờ/ngày
  • Gà 4 – 7 ngày tuổi: 16 giờ/ngày
  • Gà 8 – 14 ngày tuổi: 12 giờ/ngày
  • Gà 15 – 28 ngày tuổi: 8 giờ/ngày

Mật độ úm gà con là:

  • Tuần 1: 30 – 40 con/m2
  • Tuần 3: 15 – 25 con/m2
  • Tuần 2:  20 – 30 con/m2
  • Tuần 4:  12 – 20 con/m2

Chủ trang trại có thể sử dụng chuồng úm chuyên dụng hoặc quây cả đám gà vào một lồng, hộp để úm tập trung dưới bóng đèn dây tóc. Lưu ý, không dùng than để úm gà vì trong than có nhiều tạp chất, khi phản ứng cháy chậm với oxy sẽ tạo nhiều khí độc gây ngộ độc, ngạt khí cho gà chọi con.

Trang thiết bị nuôi gà và chuồng trại để nuôi gà chọi con khỏe mạnh

Rửa sạch nền, phủ lớp độn phía dưới dày từ 5 – 10cm để gà không bị nằm sàn lạnh. Sát trùng các dụng cụ ăn uống như máng ăn, máng nước uống để loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh gây hại.

Máng ăn cho gà sẽ phụ thuộc vào ngày tuổi của gà con. Trong tuần đầu nên cho gà ăn bằng mẹt để lên trên mặt sàn. Sau 1 tuần tuổi, khi gà đã cứng cáp, quen không gian và linh hoạt hơn thì có thể chuyển sang máng ăn, nước uống cũng để trong bình máng tròn.

Các máng ăn có thể treo lên cao để gà không dẫm vào thức ăn thừa. Cách treo này cũng giúp thức ăn giảm tình trạng nhiễm bẩn do gà chạy nhảy hay cào chất độn.

Thức ăn để nuôi gà chọi con khỏe mạnh

Nuôi gà chọi con khỏe mạnh
Nuôi gà chọi con khỏe mạnh phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng cho gà

Chế độ dinh dưỡng tác động trực tiếp đến sự phát triển của gà. Nuôi gà chọi con khỏe mạnh cần xây dựng chế độ ăn khoa học. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm chọn thức ăn thì có thể liên hệ nhờ hỗ trợ từ đơn vị nhân giống, trạm thú y địa phương, học hỏi từ chủ trang trại khác hoặc từ những hội nhóm người nuôi gà, đam mê nuôi gà trên mạng xã hội.

Gà theo từng giai đoạn phát triển sẽ có nhu cầu về lượng thức ăn và nhóm chất dinh dưỡng khác nhau. Thức ăn cho gà con là loại chất lượng cao, giàu chất dinh dưỡng nhưng cần đảm bảo phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của chúng.

Chủ trang trại nên cho gà chọi con ăn thức ăn công nghiệp thể hiện rõ ràng về thành phần, cám hỗn hợp, cám viên cho gà con. Tỷ lệ protein thô trong cám phải từ 19 – 21% để gà hình thành nên thớ cơ và bắp thịt.Cho gà chọi con ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn ít một để đảm bảo thức ăn luôn tươi mới, thơm ngon và kích thích sự thèm ăn của đàn gà.

Nước uống cho gà

Nước uống phải là nguồn nước sạch. Dụng cụ uống và nước phải thay mỗi ngày để giảm tình trạng hình thành các loại vi khuẩn có hại. Nếu khoảng thời gian nuôi gà có đang diễn ra dịch bệnh truyền nhiễm nào đó thì nên phòng bệnh bằng cách pha thuốc vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn theo liều được khuyến nghị.

Bên cạnh đó, gà con cần phải nhỏ một số loại vacxin phòng bệnh như:

  • Gà chọi con 1 ngày tuổi: nhỏ vacxin phòng bệnh Marek  là bệnh gây liệt chân ở gà.
  • Gà chọi con 3-5 ngày tuổi: nhỏ vacxin Lasota lần 1 để phòng bệnh Newcastle, là bệnh rù ở gà.
  • Gà chọi con 7 ngày tuổi: nhỏ vacxin đậu gà.
  • Gà chọi con 10 ngày tuổi: nhỏ vacxin Gumboro lần 1
  • Gà chọi con 21- 24 ngày tuổi: nhỏ vacxin lasota lần 2 và vacxin Gumboro lần 2.

Vệ sinh chuồng trại để nuôi gà chọi con khỏe mạnh

Nuôi gà chọi con khỏe mạnh
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để nuôi gà chọi con khỏe mạnh

Muốn nuôi gà chọi con khỏe mạnh thì môi trường nuôi phải thực sự sạch bệnh. Trước khi thả đàn mới, chủ trang trại cần dọn tất cả phẩm uế như phân, chất độn, rác có trong lứa trước khỏi chuồng. Rửa sạch bề mặt sàn và khung chăn nuôi, nhất là phần thấp nơi tiếp xúc nhiều với cơ thể gà.

Tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ chuồng trại và khu vực xung quanh bằng nhóm hóa chất Chlorine + lodophors; Peroxide + Phenol; Quaternary Ammonium hoặc Aldehydes. Để chuồng khô và nghỉ trong vòng 3 – 5 ngày rồi thả đàn mới.

DagaC1 đã chia sẻ đến bạn đọc những kinh nghiệm nuôi gà chọi con khỏe mạnh. Mong rằng với những kinh nghiệm trên, bạn sẽ tạo ra được những cá thể khỏe mạnh, có thể tham gia đá gà trực tiếp tại các trận đấu lớn nhỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1