Hiện nay gà được mở rộng chăn nuôi trên khắp cả nước. Để nuôi được đàn gà đến ngày xuất chuồng thì người chăn nuôi cần phải có kỹ thuật nuôi gà. Tuy nhiên không tránh được các bệnh lây truyền và được biết các triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà.
Gà được nuôi theo mô hình trang trại hay thả chuồng đều được tiêm các loại vắc xin ngay từ nhỏ. Mình xin chia sẻ những kiến thức về triệu chứng tụ huyết trùng ở gà và cách điều trị dưới đây.
Tụ huyết trùng là bệnh gì?
Tụ huyết trùng ở gà là bệnh lây truyền cấp tính. Rất nhiều nguyên nhân, lý do gây nên bệnh, Pasteurella multocida là tên của một vi khuẩn chủ yếu gây nên. Bệnh phát sinh trên gà nhiều nhất ở giai đoạn 2 tháng tuổi và có thể bệnh ở mọi lứa tuổi. Đặc tính lan truyền của bệnh rất nhanh, gây nên gà chết nhanh.
Nguyên nhân
- Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn Pasteurella multocida (gram-) gây ra và có rất nhiều chủng.
- Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, chết đột ngột ở mọi lứa tuổi trên gà mắc bệnh. Chết nhiều nhất ở lúc đầu ổ dịch.
- Do cách vệ sinh, môi trường cũng ảnh hưởng đến nguồn bệnh.
Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà
Gà bệnh thường ủ rũ, kém ăn, sốt cao 40-42 độ C
Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà: Thể quá cấp tính
Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà ở gà thường diễn biến nhanh sốt ở nhiệt độ cao, kém ăn, ủ rũ. Gà bệnh chưa kịp phát hiện sẽ chết nhanh trong vòng 1-2 giờ, mới đầu sẽ chết lác đác sau 1 vài hôm gà sẽ chết hàng loạt. Chết mọi lúc, mọi nơi. Ở thể quá cấp tính gà sẽ chết nhanh đột ngột, bên ngoài mào, mắt sưng, miệng mũi chảy nước nhờn lẫn cả máu.
Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà: Thể cấp tính
Gà bệnh thường bỏ ăn rất nhiều, chậm chạp, lông xù, sốt cao, cánh xã. Các chất nhờn nhầy được tiết ra nhiều có thể lẫn máu từ mắt, mũi, miệng. Gà có triệu chứng thường bị tiêu chảy đi phân có màu trắng, mùi tanh ở thời kì giữa bệnh. Khi gà yếu, bệnh nặng mào sẽ tím bầm, khó thở và ngạt thở dẫn đến chết.
Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà: Thể mạn tính
Gà mắc bệnh có triệu chứng chân bị viêm các khớp, phúc mạc viêm mạn tính. Gà bệnh bỏ ăn nên thường sụt cân, gầy ủ rũ, chất lỏng màu vàng có bọt như lòng đỏ trứng được thải ra ngoài thường xuyên.
>>> Xem thêm: Khám phá các trại gà đá nổi tiếng tại Việt Nam có thể anh em chưa biết
Bệnh tích
- Với những con gà chết nhanh trong thời gian bệnh ngắn không bị hao hụt về cân nặng, thậm chí gà vẫn béo cũng bị chết. Khi gà chết sẽ tím bầm ở các cơ do tụ huyết gây nên, nhão thịt, sưng mắt, dịch nhớt nhiều ở dưới da.
Khi mổ gà bệnh sẽ thấy: xuất huyết lớp mỡ vành tim, sưng tim, chứa dịch màu vàng xoang bao tim to trướng. - Máu tụ ở phổi, phổi bị viêm, có màu nâu sẫm và chứa dịch viêm màu nhạt đỏ, dịch nhầy màu vàng chứa nhiều ở phế quản.
- Gà bệnh gan hơi sưng, nếu bệnh nặng có cá thể sẽ sưng to hơn bình thường rất nhiều, mỡ thoái hóa, các nốt hoại tử trắng hoặc vàng nhạt được bám trên bề mặt gan rất nhiều. có con nốt li ti hoặc to bằng đầu đầu đinh ghim. Các nốt được bám với nhau theo cụm, trùm. Thận bị sưng, tụ máu.
- Niêm mạc ruột bị viêm, máu tụ có thể chảy máu, có màu đỏ sẫm là các đám fibrin che phía trên.
- Trứng có thể bị vỡ hoặc k phát triển được nữa, viêm từ phúc màng đến ống dẫn trứng và buồng trứng. Nhiều biểu hiện như viêm các khớp, dịch thẩm xuất màu xám đục chứa nhiều do các khớp xương sưng to.
Làm cách nào để phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà?
Gà được 1 tháng tuổi thường sẽ được tiêm phòng vacxin để phòng bệnh cũng như đá gà trực tiếp. Đối với gia cầm được sử dụng vacxin vô hoạt tụ huyết trùng cho gia cầm với liều lượng 0,5ml/ con.
Kết hợp với đó chuồng trại phải vệ sinh thường xuyên, dụng cụ thiết bị chăn nuôi phải đảm bảo sạch sẽ an toàn vệ sinh, phun khử trùng định kỳ trong và ngoài chuồng nuôi 1-3 tuần/1 lần.
Để nâng cao sức khỏe cho gà người chăn nuôi cần bổ sung thường xuyên thuốc bổ các loại, men tiêu hóa, giải độc gan thận.. và có chế độ chăm sóc tốt.
Khi vào thời tiết giao mùa nên phòng bệnh cho gà bằng cách cho gà uống các loại kháng sinh hoặc vào những ngày giao điểm, có thể cho gà ăn tỏi ngâm với rượu.
Các biện pháp điều trị bệnh
Khi bệnh ở giai đoạn cuối điều trị bệnh kém hiệu quả nên khi mới phát hiện bệnh cần điều trị bệnh sớm để hiệu quả đạt cao nhất.
- Phác đồ 1: Cần trộn thức ăn hoặc nước uống cùng với thuốc cho gà, và sử dụng một trong các loại thuốc sau: Ampicoli 10g, Bio Amoxicillin, Norflox-10, Enro-10… dùng 3 ngày là khỏi.
- Phác đồ 2: Để giảm thiệt hại về kinh tế thì trong quá trình nuôi gà, sư kê cần nắm rõ được kiến thức nuôi gà cơ bản. Theo đó nên can thiệp sớm khi phát hiện gà bị bệnh tụ huyết trùng để điều trị kịp thời. Khi thấy xuất hiện những triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà thì cần tiêm cho tất cả toàn đàn bằng thuốc Linspec 5/10 hoặc Lincospectoject 1ml/ 3-4kg gà với liều lượng ngày 1 lần (3 ngày liên tục ).
Lưu ý: Trong các phác đồ trên cần trộn thức ăn, nước uống với một trong những loại thuốc khi tiêm sau 3 ngày liên tục cho gà để đảm bảo gà khỏi bệnh toàn đàn và không bệnh lại. Còn những con gà nào không bị chết độ phát triển sẽ bị chậm lại.
Bệnh tụ huyết trùng ở gà có lây được sang người không?
Bệnh lây truyền từ con gà bệnh sang con gà khỏe ( do tiếp xúc). Nguồn lây từ môi trường bị nhiễm bệnh, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, do buôn bán hoặc nơi giết mổ gia cầm bệnh. Hoặc từ các vật trung gian như chuột…
Từ bài viết về triệu chứng bệnh tụ huyết trùng trên gà mong rằng DagaC1 mang đến cho người chăn nuôi có thể tìm hiểu cũng như cách chăm sóc gà khi bị bệnh tụ huyết trùng được tốt hơn, chia sẻ được nhiều thông tin kinh nghiệm trong chăn nuôi và khâu phòng điều trị bệnh này.