Giải đáp căn bệnh bạch lỵ ở gà là có nguy hiểm không?

Ngày nay có rất nhiều căn bệnh phổ biến trên các loại gia súc, gia cầm đặc biệt là gà. Và mỗi căn bệnh này đều mang đến những hậu quả vô cùng lớn cho người dân về mặt kinh tế. Vì hiểu được tầm quan trọng của việc này, nên bài viết dưới đây DagaC1 sẽ chia sẻ cho các bạn một vài thông tin về bệnh bạch lỵ ở gà cũng như các cách phòng ngừa căn bệnh này.

Thế nào là bệnh bạch lỵ?

Bệnh bạch lỵ ở gà là một căn bệnh truyền nhiễm và có nguy cơ lây lan ra một cách nhanh chóng. Căn bệnh này do vi khuẩn Salmonella pullorum gây ra và thường xuất hiện ở gà con từ 1-3 tuần tuổi. Và loại bệnh này cũng rất dễ xuất hiện ở nhiều loại gia cầm khác.

Loài vi khuẩn này có thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường bình thường với thời gian sống từ 3 đến 4 tháng. Loài vi khuẩn này khá khó để có thể tiêu diệt hoàn toàn và nó thường xuất hiện trong chuồng trại và phân của gia cầm.

Và ngay khi có điều kiện thích hợp, loài vi khuẩn này sẽ ngay lập tức xâm nhập vào gia cầm để lây lan nguồn bệnh. Để có thể tiêu diệt những vi khuẩn này, người nông dân có thể sử dụng các chất khử trùng như betadine, bioxide, bio sept, v.v.

Những loại thuốc này giúp giảm cũng như tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng. Vì là bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng lên bà con cần nhận biết sớm để đưa ra các cách điều trị ngay từ đầu để tránh lây lan cho những con khác.

bệnh bạch lỵ ở gà
Sơ lược về căn bệnh bạch lỵ ở gà

Bệnh bạch lỵ ở gà có dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Bệnh lỵ ở gà có những biểu hiện bên ngoài khi gà mắc bệnh khá dễ để các bạn nhận ra như:

  • Gà bỏ ăn, bỏ uống, luôn ủ rũ, thu mình, thụ động. Gà trông mệt mỏi, buồn ngủ, lông bị rụng và xù lên, di chuyển chậm hoặc đứng yên không nhúc nhích.
  • Gà đi tiêu phân lỏng, không nguyên khối cùng với nước màu trắng đục hoặc trắng vàng.
  • Khu vực xung quanh hậu môn bẩn có phân và lông hậu môn dính vào nhau.

Khi thấy có một trong các dấu hiệu trên cần chủ động quan sát, cách ly còn gà đó. Cũng như đưa ra phương án điều trị kịp thời để tránh lây bệnh bạch lỵ ở gà cho cả đàn.

>>> Xem thêm: Bệnh Marek ở gà – Cách nhận biết, phòng ngừa và điều trị bệnh

Nguyên dân gây bệnh bạch lỵ ở gà là gì?

Bệnh lây truyền từ mẹ sang con qua đường máu. Nếu gà mái mẹ bị bệnh bạch lỵ mãn tính thì khi đẻ trứng, gà con nở ra khả năng mắc bệnh bạch lỵ là rất cao. Một nguyên nhân lây nhiễm khác là do vi khuẩn gây bệnh sống trong môi trường chuồng trại..

Chuồng gà không đảm bảo vệ sinh, không sạch sẽ, không sát trùng tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại, do đó gà sống ở đó dễ bị nhiễm bệnh. Do lây từ gà bệnh sang gà khỏe. Gà bị nhiễm bệnh thải phân có chứa vi khuẩn, gà khỏe ăn phải và nhiễm bệnh nên khả năng gà mắc bệnh bạch lỵ là rất cao.

bệnh bạch lỵ ở gà
Rất nhiều lý do được đưa ra cho căn bệnh này

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh bạch lỵ

Để phòng ngừa sớm căn bệnh này, những người chăn nuôi gà cần lưu ý một vài điều sau:

  • Thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh chuồng trại. Sử dụng chất khử trùng để diệt vi khuẩn gây bệnh bạch lỵ ở gà trong và xung quanh chuồng trại.
  • Thường xuyên vệ sinh, khử trùng dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, …. Phân gà cần được xử lý đúng cách để tránh vi khuẩn gây bệnh ẩn trong phân lây bệnh cho những con gà khác.
  • Đối với gà con, nên cho gà 3-5 ngày tuổi uống thuốc chống bệnh bạch lỵ. Người dân có thể dùng một số loại thuốc như 1g ampicola pha với 2 lít nước cho gà uống. Nếu gà mái bị nhiễm bệnh bạch lỵ, người dân cần loại bỏ để tránh việc gà con khi sinh ra sẽ có khả năng mắc bệnh khá cao.

Những biện pháp phòng ngừa này sẽ giúp các bạn giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh của đàn gà. Người dân nên thực hiện đầy đủ các biện pháp trên để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh của đàn gà sau này.

bệnh bạch lỵ ở gà
Phương pháp phòng bệnh bạch lỵ ở giống gà

Làm sao để chữa bệnh bạch lỵ khi gặp ở?

Trong trường hợp gà xuất hiện các triệu chứng của bệnh lỵ thì các bạn cần cho gà uống ngay ampicoli 1g / 2 lít nước. Hoặc một số các loại thuốc bổ sung như norfloxacin/ egister floxacin, men tiêu hóa, bcomplex cũng có thể giúp giải quyết bệnh bạch lỵ ở gà.

Các bạn cần cho cả đàn gà uống thuốc trị bệnh lỵ cho cả đàn gà khi phát hiện một con bị nhiễm bệnh. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho đàn gà. Bà con nên sử dụng thêm thuốc diệt khuẩn trộn với trấu để đẩy nhanh quá trình phân hủy của phân gà và diệt vi khuẩn trong phân nhé.

bệnh bạch lỵ ở gà
Giải quyết bạch lỵ không quá khó

Lời kết

Trên đây là một số thông tin cũng như một số cách điều trị bệnh bạch lỵ ở gà mà chúng tôi muốn chia sẻ cho các bạn. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức nuôi gà để khắc phục cũng như ngăn ngừa mầm bệnh lây lan nguy hiểm này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1