Bệnh Marek ở gà – Cách nhận biết, phòng ngừa và điều trị bệnh

Bệnh Marek ở gà là một trong những loại bệnh truyền nhiễm, rất nguy hiểm và có tốc độ lây lan nhanh, gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế cho người dân chăn nuôi nếu họ không biết cách nhận biết triệu chứng và có biện pháp điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới các thông tin về cách nhận biết, cách phòng ngừa và điều trị bệnh Marek, mọi người tham khảo nhé.

Bệnh Marek ở gà là loại bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh Marek ở gà hay còn gọi là teo chân gà hay ung thư gà là loại bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm và có tỷ lệ chết do bệnh rất cao.

Bệnh Marek ở gà được phát hiện lần đầu tiên bởi Jozsef Marek (người Hungary) vào năm 1906 với tên gọi đầu tiên là chứng viêm đa dây thần kinh (polyneuritis). Đến năm 1926, ông mới xác định được nguyên nhân gây ra bệnh này là do chủng virus gây ra.

Bệnh Marek ở gà
Bệnh Marek ở gà xuất hiện từ khi nào?

Tới 1967 đã xác định chính xác được virus gây bệnh Marek ở gà là do virus thuộc nhóm chủng Herpese B gây nên. Nhóm virus này gây ra bệnh và truyền nhiễm qua đường tiêu hóa và đường hô hấp ở gà.

Hiện nay đã phát hiện được 3 chủng virus thuộc nhóm này gồm 3 serotype – là loại ARN virus, dạng có vỏ bọc:

  • Serotype 1: Chủng này sẽ tạo khối u, có độc lực rất cao và diễn biến nhanh.
  • Serotype 2: Chủng này có ngoài tự nhiên và không gây ra khối u.
  • Serotype 3: Chủng này có độc lực khá thấp, không gây ra bệnh. Nó xuất hiện chủ yếu trên giống gà tây. Và đây cũng chính là chủng đã được sử dụng vào làm vaccine phòng ngừa.

Tất cả các giống gà, đặc biệt là gà tham gia đá gà trực tiếp đều mẫn cảm với loại virus này và đều có khả năng mắc bệnh. Loại virus này có thể tồn tại trong phân gà lên tới 6 tháng hoặc nang lông gà 4-5 tháng do vậy người chăn nuôi cần lưu ý về việc vệ sinh chuồng trại thường xuyên.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa bệnh đậu gà hiệu quả

Các triệu chứng có thể nhận biết của bệnh Marek ở gà

Bệnh Marek ở gà thông thường sẽ tiến triển ở 2 thể là cấp tính và mãn tính.

  • Thể cấp tính: Ở thể này chủ yếu xuất hiện ở gà 4 – 8 tuần tuổi, cũng có thể sớm hơn và ít có triệu chứng thường trông gà ủ rũ, gầy yếu, diễn biến bệnh rất nhanh dẫn đến hiện tượng chết đột ngột. Tỷ lệ chết ở thể này khá cao, có thể lên tới 20 – 30%.

Trường hợp này, gà thường bỏ ăn, phân dạng lỏng và giảm tỷ lệ sinh đẻ và bị viêm dây thần kinh vận động dẫn tới việc đi lại, di chuyển khó khăn, có thể là bại liệt, sã cánh một bên.

Bệnh Marek ở gà
Các triệu chứng khi gà mắc bệnh Marek
  • Thể mãn tính: ở thể này cũng xuất hiện nhiều ở gà 4 – 8 tháng tuổi với triệu chứng ở 2 thể thần kinh và thể mắt:

Thể thần kinh: gà mắc bệnh sẽ có biểu hiện đi lại khó khăn, liệt nhẹ rồi dần chuyển sang bại liệt hoàn toàn. Đuôi gà thường bị rủ xuống hoặc lệnh sang một bên, cánh sã xuống một bên hoặc cả hai.

Thể viêm mắt: Gà mắc bệnh ở thể này khá phổ biến. Bệnh xuất hiện với triệu chứng viêm mắt nhẹ, chảy nước mắt trong. Dần chuyển sang viêm màng tiếp hợp, sau đó tới viêm mống mắt. Xuất hiện nhiều mủ trắng dày ở khóe mắt, khả năng nhìn kém dần và cuối cùng có thể bị mù hoàn toàn.

Bệnh Marek ở gà
Thể viêm mắt thường thấy ở gà bị bệnh Marek

Cách phòng ngừa, điều trị bệnh Marek ở gà

Hiện nay, bệnh Marek ở gà chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu là các biện pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa nhất dịch bệnh. Một số biện pháp phòng bệnh tương đối hiệu quả mà mọi người cần lưu ý, thực hiện tốt:

Khi dịch bệnh Marek chưa xảy ra:

Nên sử dụng vacxin Marek được bảo quản tốt trong vòng 24 giờ và tiêm gà con lúc 1 ngày tuổi.

Tuân thủ nghiêm ngặt về các biện pháp vệ sinh phòng ngừa bệnh, cách chăm sóc nuôi dưỡng để ngăn chặn dịch bệnh Marek ở gà lây lan nhanh chóng trong toàn khu chuồng nuôi. Hàng ngày cần vệ sinh chuồng đảm bảo sạch sẽ.

Bệnh Marek ở gà
Luôn vệ sinh chuồng trại để hạn chế bệnh Marek

Chú ý thực hiện các biện pháp an toàn sinh học làm giảm sự phơi nhiễm với bệnh và không nuôi chung gà lớn, gà con; cần phân tách khu nuôi.

Thực hiện khử trùng chuồng trại 1 tuần/ 1 lần. Bên cạnh đó, người nuôi cần kết hợp chế độ dinh dưỡng tốt, hợp vệ sinh cho đàn gà để hạn chế tối đa nhất dịch bệnh đặc biệt là vào những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi.

Ngoài ra có thể hỗ trợ bổ sung vitamin C cũng như các loại chất khoáng để tăng cường hệ miễn dịch, giữ thể trạng tốt nhất cho đàn gà.

Khi thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh Marek:

Người nuôi cần liên tục giám sát, theo dõi, thực hiện cách ly gà mắc bệnh tại khu vực riêng. Tuy nhiên không được vận chuyển gà đang nhiễm bệnh ra bên ngoài tránh xảy ra sự lây lan diện rộng.

Nên tiêu huỷ gà chết, gà bệnh, lông, phân gà có nhiễm virus bằng cách đốt cháy và sau đó chôn sâu.

Tăng cường phun khử trùng toàn chuồng trại và theo khuyến cáo đối với bệnh Marek ở gà nên phun thuốc sát trùng BIO-DINE để có hiệu quả tốt nhất.

Không nên nhập thêm gà mới về nuôi trong thời gian xử lý đàn gà mới mắc bệnh và nên để khu chuồng trại có gà nhiễm bệnh trống ít nhất 3-6 tháng rồi mới đưa gà mới vào nuôi.

Ngoài các biện pháp phòng trị bệnh trên, các bạn có thể dùng một trong các loại loại thuốc kháng sinh sau để điều trị vi trùng kế phát:

  • Genta Costrim: nên pha theo liều liệu 1gram/2 lít nước uống hoặc có thể trộn vào 1-1,5kg thức ăn.
  • Neotesol: có thể trộn vào thức ăn hoặc pha uống với liều dùng 60 – 120mg/1kg trọng lượng cơ thể.
  • Synavet: pha 1g/2 lít nước cho gà uống.
  • Hamcoli Forte: đem hòa 1g/1lít nước uống.
  • Cosmixforte: pha với tỷ lệ 1g/1 lít nước uống.

Trên đây là bài viết về các thông tin cũng như cách phòng trị bệnh Marek ở gà mà DagaC1 chia sẻ tới anh em. Hy vọng những kiến thức nuôi gà trên sẽ hữu ích giúp anh em có thêm kinh nghiệm và sẽ kỹ lưỡng hơn trong việc phòng ngừa dịch bệnh, hạn chế tối đa nhất những rủi ro, thiệt hại, đặc biệt là ở giống gà chọi khá đắt tiền.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1