Nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa bệnh đậu gà hiệu quả

Bệnh đậu gà có tên tiếng Anh là Fowl pox, là một loại bệnh truyền nhiễm do virus thuộc nhóm Poxvirus virus gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở đàn gà chọi đá từ 25 – 50 ngày tuổi với những biểu hiện điển hình là mọc mụn đậu ở gần mỏ, niêm mạc mắt, mào trên mào dưới. Khi mụn chín thì chảy mủ và khiến gà bị mù, viêm phổi, gây yếu và tăng tỷ lệ tử vong của cá thể và toàn đàn.

Nguyên nhân và con đường lây nhiễm bệnh đậu gà

bệnh đậu gà
Nguyên nhân phát bệnh và những con đường lây nhiễm bệnh đậu gà

Nguyên nhân gây bệnh đậu gà là do virus thuộc nhóm Poxvirus – một loại thích nghi được trên gà chọi, gà thịt gây ra.Chúng có 4 biến chủng chính đó là đậu gà, đậu gà tây, đậu chim công và đậu bồ câu. Con đường lây nhiễm của bệnh vô cùng đa dạng. Bao gồm con đường lây trực tiếp và gián tiếp.

Con đường nhiễm bệnh trực tiếp: Virus lây lan từ gà đá mắc bệnh sang gà đá khỏe mạnh qua đường hô hấp, giọt bắn, chất thải hay tiếp xúc cơ thể những trận giao hữu đá gà trực tiếp…

Virus gây bệnh đậu gà có khả năng tồn tại ở trong môi trường ngoài khá tốt. Do vậy, nếu có một cá thể nhiễm bệnh thì sẽ nhanh chóng lây lan sang những cá thể khỏe mạnh nếu không được phát hiện kịp thời hoặc không được phòng bệnh từ trước.

Con đường gián tiếp: Virus đậu gà có thể tồn tại trên bề mặt của các thiết bị chăn nuôi, chuồng trại, thức ăn, nước uống bị nhiễm bệnh bởi những con gà chọi đá đã bị bệnh trước đó, ruồi, muỗi, ve, gián. Những loại động vật này có thể di chuyển nên chúng có thể mang mầm bệnh từ đàn này reo rắc sang đàn khác.

Những triệu chứng để nhận biết bệnh đậu gà

bệnh đậu gà
Những triệu chứng hay gặp của bệnh đậu gà

Thời gian ủ bệnh đậu gà trong khoảng 4 – 8 ngày. Bệnh xuất hiện trên gà có 4 thể: thể ngoài da (trên bề mặt da), thể niêm mạc (thể yết hầu) và thể hỗn hợp (xuất hiện trên nhiều vị trí) và thể nhiễm trùng huyết.

Thể mụn đậu ngoài da là thể có triệu chứng và hậu quả để lại nhẹ nhất. Virus sẽ gây ra những mụn ở vị trí trên da, thường là ở mặt, mí mắt, chân và những vị trí không có lông. Mụn ban đầu nhỏ, cứng và thưa. Sau lớn dần, mưng mủ và kết thành các chùm.

Thể niêm mạc là thể nặng, vị trí xuất hiện trong niêm mạc hầu họng, khóe miệng, thanh quản. Mụn to gây ra khó khăn cho gà trong quá trình hô hấp, thường xuyên khó thở. Lớp màng giả khi bong ra sẽ thấy lớp niêm mạc đỏ.

Thể hỗn hợp là thể xuất hiện ở ngoài da và trong yết hầu. Tỷ lệ gà chết cao, trong mức 5 – 10% tổng đàn.

Thể nhiễm trùng huyết xảy ra trong khoảng thời gian 3 – 4 tuần và đa số sẽ lành bệnh khi gà được chữa trị phù hợp. Thể này không quá nguy hiểm và không nhiều triệu chứng. Gà chỉ sốt cao, ăn kém, tiêu chảy.

Phương pháp điều trị bệnh đậu gà hiệu quả cho các chủ trang trại

bệnh đậu gà
Phương pháp điều trị bệnh đậu gà hiệu quả nhất

Khi bệnh đậu gà xảy ra trên những đàn gà có số lượng ít, gà hộ gia đình chăn nuôi để thịt ăn thì có thể dùng thuốc giảm sốt, nâng cao đề kháng và chống phụ nhiễm.

Với những đàn gà lớn, khi phát hiện gà bệnh cần cách ly chúng với đàn để chăm sóc riêng, theo dõi và điều trị.

Cách điều trị trị mụn đậu trên da

Bóc gỡ các móng đóng trên mụn đậu. Sát trùng vết thương hở bằng thuốc Iodine, Hi-Iodine 10%,  Povidine hoặc Vime-Blue (Blue methylene 2%). Tiếp đó, dùng kháng sinh mỡ sau đó dùng kháng sinh mỡ (pommade Gentamycin hoặc pommade Terramycin) bôi lên vùng vết thương hở và những vùng xung quanh.

Thực hiện bôi kháng sinh mỗi ngày 1 lần cho tới khi gà khỏi được bệnh. , hoặc. Bôi lên vùng da có mụn đậu, mỗi ngày 1 lần cho đến khi gà khỏi bệnh.

>>> Xem thêm: Chia sẻ một vài cách lai tạo gà đá cựa năng suất nhất

Cách điều trị trị mụn đậu ở miệng

Dùng nước chanh chà xát vùng miệng gà mỗi ngày 1 lần tới khi gà khỏi bệnh.

Cách điều trị trị mụn đậu ở mắt

Thực hiện rửa mắt gà bằng dung dịch muối y tế 0.9%, chủ trang trại nên mua ở hiệu thuốc để đảm bảo về nồng độ chuẩn. Sau đó nhỏ Gentamicin dạng dung dịch và bôi kháng sinh mỡ pommade Gentamycin hoặc pommade Terramycin mỗi ngày 1 lần cho tới khi khỏi bệnh.

Cách điều trị trị mụn đậu trong ruột

Với những trường hợp bị trong ruột, chủ trang trại bắt buộc phải dùng thuốc trộn cùng thức ăn hoặc nhỏ trực tiếp vào miệng cho gà nuốt. Sử dụng kháng sinh điều trị vi khuẩn bội nhiễm như Doxy 50, Enrocin, Amoxicos 20%, Flormax, Bio-ampicoli, Coli-cox.

Thực hiện pha thuốc với nước sạch theo tỷ lệ trên bao bì. Trộn với nước uống, thức ăn hoặc nhỏ cho gà tới khi khỏi bệnh.

Để bổ sung dinh dưỡng, tăng đề kháng cho gà bệnh thì chủ trang trại nên dùng các chất như Gluco-KC thảo dược + Anagin C + Super vita +Satosal + Forentic hòa vào nước cho gà uống. Cho uống liên tục trong nửa tháng để gà mau khỏe.

Cách phòng bệnh đậu gà hiệu quả mà chủ trang trại cần biết

bệnh đậu gà
Phòng bệnh đậu gà hiệu quả

Dưới đây là những kiến thức nuôi gà, chọn gà để phòng bệnh đậu hiệu quả:

Khâu chọn giống gà vô cùng quan trọng. Chủ trang trại cần chọn gà có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, gà mẹ được nuôi bài bản để gà con có sức đề kháng tốt nhất.

Xây dựng chế độ ăn cho gà lạnh mạnh, cung cấp đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng gồm đạm, bột đường, khoáng và vitamin, chất béo. Cho gà ăn rau xanh để cung cấp  caroten tạo vitamin A giúp bảo vệ niêm mạc cho vật nuôi. Cho gà uống nước sạch, thức ăn đảm bảo.

Vệ sinh chuồng trại, diệt các loại côn trùng như muỗi, ruồi, mản, rận… Thực hiện tiêu độc khử trùng chuồng trại bằng hóa chất thường xuyên.

Tiêm và nhỏ các loại vacxin phòng bệnh đậu gà và các bệnh khác định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ thú y.

Khi phát hiện mầm bệnh phải cách ly gà với đàn để chăm sóc riêng. Báo với bác sĩ thú ý địa phương để có phương pháp giải quyết phù hợp.

DagaC1 đã mang đến cho bạn đọc những thông tin cần biết về nguyên nhân, con đường lây nhiễm, cách điều trị và phòng ngừa bệnh đậu gà hiệu quả. Mong rằng điều đó sẽ hỗ trợ chủ trang trại nuôi dưỡng, chăm sóc được đàn gà chất lượng cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1