Những triệu chứng và vacxin phòng chống bệnh Newcastle ở gà

Bệnh Newcastle là một trong những loại bệnh thường xuyên xuất hiện ở gà chọi đá, gà nuôi và gà rừng tự nhiên. Newcastle dễ truyền nhiễm, lây lan nhanh nên một khi phát hiện cần có biện pháp xử lý thật linh động để tránh gây thiệt hại cho toàn bộ trang trại và lây sang các địa phương khác. Dưới đây là kiến thức nuôi gà để phòng và điều trị gà mắc bệnh.

Nguyên nhân và con đường lây lan của bệnh Newcastle ở gà chọi

bệnh newcastle
Nguyên nhân và con đường gà nhiễm bệnh Newcastle

Bệnh Newcastle hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh gà rù. Nguyên nhân gây bệnh là do chủng NDV – một loại virus RNA và cũng là 1 trong 11 loại huyết thanh paramyxovirus là tác nhân gây bệnh trên các loài gia cầm.

Bệnh này có 3 chủng độc đó là:

  • Chủng độc lực mạnh do nhóm Velogenic gây ra.
  • Chủng độc lực vừa do nhóm Mesogenic gây ra.
  • Chủng độc lực yếu do nhóm Lentogenic gây ra.

Bệnh Newcastle thường xuất hiện vào mùa đông, đầu xuân khi thời tiết lạnh giá và mưa ẩm ướt. Bệnh lây lan vô cùng nhanh và qua mọi con đường, mọi lứa tuổi gà đá đều nhiễm nên dễ dàng phát sinh thành ổ dịch lớn. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao nên có khả năng gây thiệt hại lớn về kinh tế chăn nuôi gà và gia cầm nói chung.

Những con đường lây nhiễm phổ biến nhất đó là:

  • Lây qua con đường hô hấp và tiêu hoá của gà.
  • Lây qua sự tiếp xúc giữa cá thể gà ốm và gà khỏe mạnh.
  • Lây qua đường không khí, gió, bụi có chứa mầm bệnh.
  • Lây qua phương tiện vận chuyển, nguồn thức ăn, nước uống đã nhiễm mầm bệnh.
  • Lây qua dụng cụ chăn nuôi đã nhiễm mầm bệnh.
  • Lây từ người chăn nuôi, khách thăm quan đến từ vùng dịch.
  • Lây do tiếp xúc với động vật hoang dã như chim, lợn rừng, thú rừng đang mang mầm bệnh.

Biểu hiện của gà khi nhiễm bệnh Newcastle

bệnh newcastle
Triệu chứng của bệnh Newcastle ở gà

Tùy theo từng nhóm động lực mà triệu chứng của gà sẽ khác nhau. Dưới đây là chi tiết biểu hiện của gà nhiễm bệnh.

Triệu chứng của bệnh Newcastle do virus nhóm Velogenic

Bệnh Newcastle xảy ra trên cá thể gà thường xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và chết cấp tính trong thời gian 2 – 4 ngày. Một số biểu hiện đặc trưng khi gà nhiễm bệnh Newcastle đó là:

  • Mắt gà lờ đờ, chuyển động chậm chạp, lười chuyển động.
  • Hô hấp tăng, thở mạnh, hắt xì và ho thường xuyên.
  • Tiêu chảy và phân có dính máu do xuất huyết trong.
  • Ở mắt, mũi có chảy dịch nhờn.
  • Mào gà chuyển màu tím ngắt do xuất huyết dưới da, đầu gà phù.
  • Sau 4 ngày chưa chết thì sẽ có biểu hiện về thần kinh như mổ lung tung, đi quay tròn, không xác định được hướng, đi đâm vào tường, hàng rào…
  • Số lượng trứng đẻ giảm, phần vỏ trứng mềm.

Triệu chứng của bệnh Newcastle do virus nhóm Mesogenic

Nhóm này cũng xuất hiện đột ngột, lây lan rộng với những triệu chứng nhẹ hơn như:

  • Gà lười ăn, hay ho, hắt xì.
  • Phân có chứa nước, màu xanh hoặc hơi ngả vàng.
  • Cơ thể run rẩy. Say 2 tuần không chết thì có những biểu hiện tiêu cực về thần kinh như đi quay tròn, không xác định được phương hướng, thậm chí là bại liệt.
  • Số lượng trứng giảm và trứng đẻ non nhiều.

Triệu chứng của bệnh Newcastle do virus nhóm Lentogenic

Khi nhiễm chủng virus thuộc nhóm này, gà có biểu hiện như:

  • Hô hấp yếu, ho, thở khò khè vào ban đêm.
  • Lượng trứng đẻ ra giảm nhưng sau vài tuần sẽ trở lại bình thường.
  • Gà trưởng thành ít khi chết nhưng gà con có sức đề kháng kém thì có thể tử vong. Tỷ lệ tử vong của gà con do bệnh Newcastle là 1 – 10% đàn tùy theo mật độ nuôi nhốt gà đá và thời gian phát hiện bệnh.

Những hậu quả khi gà nhiễm bệnh Newcastle

bệnh newcastle
Hậu quả khi nhiễm bệnh Newcastle

Tùy từng nhóm bệnh mà gà sẽ có tỷ lệ chết khác nhau, như nhóm Velogenic có tỷ lệ chết đàn do lây lan từ 50% – 90%, nhóm Mesogenic có tỷ lệ chết đàn do lây lan từ 5% – 50%, nhóm Lentogenic có tỷ lệ chết đàn gà chọi nhỏ từ 1% – 10%.

Khi nhiễm bệnh, tỷ lệ đẻ trứng giảm, trứng non nhiều. Gây nên thiệt hại lớn về kinh tế.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh Newcastle ở gà

Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả bệnh Newcastle

Cách điều trị: Hiện nay chưa có phương pháp điều trị gà nhiễm bệnh. Do đó, các trang trại chăn nuôi gà đá và tổ chức đá gà trực tiếp cần thực hiện các biện pháp nhằm phòng và chống bệnh như:

  • Không nuôi chung các lứa tuổi gà với nhau.
  • Không nhốt chung những loại gà mới mua về với những loại gà đang nuôi. Thông thường sẽ nuôi riêng trong 10 – 14 ngày.
  • Đảm bảo chuồng trại được sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng.
  • Cung cấp thức ăn đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng, nước uống có nguồn gốc sạch sẽ.
  • Vệ sinh dụng cụ ăn uống của gà thường xuyên mỗi ngày. Không tích nước uống quá 24 giờ.
  • Thường xuyên quét dọn chuồng trại, thu gom phân, rác từ gà và ủ vào nơi phù hợp.
  • Khử trùng, phun khử khuẩn toàn bộ trang trại, dụng cụ chăn nuôi 1 tuần 1 lần bằng các hóa chất Benkocid, ViA- Iodine, Haniodine,…
  • Tiêm hoặc nhỏ vacxin phòng bệnh bệnh Newcastle cho gà với liều phù hợp cho các độ tuổi như:
Vacxin sử dụng Lịch dùng Cách dùng
Lasota – Lần 1: cho gà 7 ngày tuổi

– Lần 2: dùng sau lần đầu 3 tuần

– Lọ vacxin 50 liều pha thêm với 5ml nước cất.

– Nhỏ vào mắt và mũi 2 giọt/con.

Vacxin Niucatxơn chịu nhiệt – Lần 1: cho gà 7 ngày tuổi

– Lần 2: dùng sau lần đầu 3 tuần

Nhỏ vào mắt và mũi 2 giọt/con.
Vacxin Niucatxơn hệ I – Lần 1: dùng cho gà 2 tháng tuổi

– Lần sau: 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần

– Lọ vacxin 20 liều pha thêm với 8ml nước cất.

– Tiêm dưới phần da sau gáy hoặc dưới da màng cánh 0.4ml/con.

Vacxin vô hoạt nhũ dầu Dùng cho gà đẻ trứng 20 tuần tuổi Tiêm dưới da sau gáy 0.5ml/con

 

Cần làm gì khi phát hiện gà nhiễm bệnh Newcastle

Bệnh có thể lây lan nhanh chóng sang cả đàn nhà và các đàn xung quanh trong vài ngày. Do vậy, các trang trại cần phản ứng thật nhanh và chính xác khi phát hiện gà nhiễm bệnh. Những việc cần làm khi thấy đàn gà nhà có dấu hiệu là:

  • Báo ngay đến cán bộ thú y địa phương.
  • Những người tiếp xúc với đàn gà bệnh không được đến gần đàn gà khác.
  • Nhanh chóng cách ly đàn gà nhiễm bệnh với những đàn khác.
  • Không ăn thịt gà nhiễm bệnh.
  • Không vứt xác gà hay những bộ phận của gà ra môi trường mà phải tiêu hủy theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
  • Dọn chất thải, rắc vôi bột, khử khuẩn, khử trùng bằng thuốc hóa chất toàn bộ chuồng nuôi, sân chơi thả, dụng cụ ăn uống và khu vực xung quanh chuồng trại.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu đặc điểm gà bị chướng diều khô chân

Bệnh Newcastle khó có thể xuất hiện trên đàn gà nếu chủ trang trại thực hiện các biện pháp phòng, chống và kiểm soát khả năng lây lan tốt. Bài viết này DagaC1 đã chỉ ra những thông tin về nguyên nhân, con đường, biểu hiện nhiễm bệnh của gà. Từ đó đưa ra cách phòng ngừa bệnh và những biện pháp cần thực hiện khi phát hiện gà rù. Đừng quên tiếp tục theo dõi những bài viết mới nhất trên website để cập nhật những kiến thức nuôi gà hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1