Cách nuôi gà bị suy do yếu tố chuồng trại chăn nuôi chưa phù hợp

Cách nuôi gà bị suy như thế nào cho hiệu quả nhất là điều mà nhiều người nuôi gà đá chọi quan tâm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gà đá bị suy trong quá trình phát triển như dinh dưỡng, tham gia đá gà trực tiếp… Trong đó, yếu tố chuồng trại là một trong những tác động lớn. Chính vì vậy, người nuôi cần đặc biệt quan tâm đến chi tiết này. Dưới đây là những chia sẻ của DagaC1 về chuồng trại chăn nuôi.

Cách nuôi gà bị suy do yếu tố chuồng trại

Chuồng trại cho gà con mới nở

Cách nuôi gà bị suy
Cách nuôi gà bị suy bị ảnh hưởng do chuồng trại úm gà

Từ khi gà mới nở cho tới khi gà tử vong, cuộc đời gà đá gắn liền với chuồng trại. Gà con rất dễ chết hay bị suy nếu chuồng nuôi quá bẩn và mùi hơi bí bách nồng đặc. Nếu gà bị suy, dấu hiệu nhận biết rất dễ thấy là kích thước của chúng nhỏ hơn hẳn so với đàn. Lúc này, người nuôi cần có cách nuôi gà bị suy phù hợp là cải thiện chuồng úm và nuôi gà bị suy theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt.

Khi mới nở, gà cần được úm điện. Lúc này, chuồng trại cho gà không cần quá rộng rãi. Với mỗi m2 có thể úm được tối đa 50 con trong tuần đầu tiên. Ở tuần thứ hai, cơ thể gà đã có sự phát triển nhỏ. mật độ úm cho 1m2 giảm xuống còn tối đa 30. Ở tuần thứ 3, tiếp tục giảm xuống 25 và ở tuần thứ 4 là 20 con.

Nền chuồng trại úm cần được trải chất độn dày từ 7 – 10cm. Chất độn có vai trò vô cùng quan trọng, cần thiết cho cả mùa đông đến mùa hè. Chất độn giúp ngăn chặn khí lạnh từ đất truyền qua chân và bụng gà. Ngăn chặn các vấn đề về khớp hay đau bụng, tiêu chảy ở gà con.

Chuồng úm cho gà con cần được che chắn kỹ càng. Chuồng phải tránh hiện tượng gió lùa nhưng vẫn phải có lỗ thông hơi cho gà thở.

Thiết kế chuồng trại trong cách nuôi gà bị suy cho gà từ 1 tháng tuổi

Cách nuôi gà bị suy
Chuồng trại cho gà từ 1 tháng tuổi trở lên trong cách nuôi gà bị suy

Thông thường, gà con mới nở chỉ cần úm trong 1 tháng đầu tiên. Lúc này, nếu gà đá bị suy có thể dễ dàng nhận ra do kích thước nhỏ hơn hẳn so với những cá thể khác.

Với những cá thể gà phát triển bình thường thì có thể thả gà ra môi trường tự nhiên. Lúc này, cơ thể gà đã to tương đối nên người nuôi cần phân chia gà thành các ô hợp lý. Một ô có từ 3 – 5 con cho 1 chuồng nuôi kích thước 0.5×0.5m. Đây cũng là kích thước chuồng nuôi phù hợp cho gà đá trưởng thành.

Với những gà đá bị suy, nên nhốt chung trong một khu riêng biệt. Cho gà không gian rộng, có lớp độn là rơm rạ hay trấu để tránh gà nhiễm lạnh. Buổi tối nhốt riêng những chú gà bị suy vào từng chuồng riêng lẻ. Đây là cách nuôi gà bị suy kết hợp yếu tố dinh dưỡng và chuồng trại để gà có thể từ từ hồi phục.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn trộn thức ăn cho gà đá khỏe, dinh dưỡng đầy đủ

Dinh dưỡng trong cách nuôi gà đá bị suy

Cách nuôi gà bị suy
Cách nuôi gà bị suy dựa vào chăm sóc khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày

Cách nuôi gà bị suy khi gà còn nhỏ không khác gì với những chú gà con bình thường. Vì gà mới nở hệ tiêu hóa còn rất non nớt, chúng cần được ăn những loại thức ăn phù hợp, cân bằng dinh dưỡng và đủ chất. Bất kỳ hoạt động thúc đẩy tăng trưởng nào đều ảnh hưởng đến việc tiêu hóa.

Khi gà từ 5 tháng tuổi trở đi, bắt đầu bước vào thời kỳ thay lông, cơ thể phát triển mạnh và được huấn luyện. Người nuôi dưỡng lúc này nên bắt đầu quá trình thúc đẩy sinh trưởng cho gà bằng dinh dưỡng. DagaC1 khuyến nghị thành phần ăn uống hằng ngày cho gà cần đầy đủ tinh bột, chất xơ, chất béo và đạm.

Người nuôi cần trộn thóc lúa sấy sạch với các loại rau xanh như giá đô, rau muống, xà lách. Một số loại hạt chứa dầu có lợi như lạc, đỗ và nguồn protein từ sâu khô, giun đất. Cách 2 – 3 ngày lại cho gà ăn protein tươi như cá, tôm tép, dế, thịt bò, trạch kích thước nhỏ, sâu.

Giai đoạn này không thể thiếu được vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là vitamin A, K, C, D,  B1, B12; khoáng chất canxi, photpho để giúp đủ lượng canxi cho quá trình lắng đọng trong xương, giúp xương khỏe mạnh cứng cáp.

Trong quá trình phát triển này, cần cho gà bị suy phơi nắng nhiều, đặc biệt là nắng sớm từ 7 – 10 giờ. Dưới ánh nắng, gà sẽ hấp thụ được vitamin D giúp đẩy nhanh quá trình hình thành các tế bào xương và vận chuyển canxi, photpho lắng đọng vào trong các ống xương.

Kết luận về cách nuôi gà bị suy

Cách nuôi gà bị suy
Tầm quan trọng của chuồng trại trong cách nuôi gà bị suy

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khiến gà bị suy và cả quá trình hồi phục là chuồng trại. Chuồng trại có được cải tạo tốt thì mới giúp khắc phục được những biểu hiện bị suy của gà. Với những lứa tuổi khác nhau, gà sẽ có yêu cầu về chuồng trại khác nhau.

Kết hợp giữa chuồng trại và dinh dưỡng là một trong những cách nuôi gà bị suy hiệu quả. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc sẽ rút ra được kinh nghiệm chăm sóc gà đá tốt hơn. Đừng quên tiếp tục theo dõi DagaC1 để cập nhật những kiến thức nuôi gà và trận đá gà hấp dẫn nhất trong ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1