Tìm hiểu phương pháp chữa cho gà chọi bị yếu chân

Ngày nay thú chơi gà chọi vẫn được rất người người đam mê say đắm. Để có được một chú gà khỏe mạnh, chiến đấu tốt thì người nuôi phải dày công chăm sóc cũng như huấn luyện. Ngoài những chú gà khỏe mạnh, đánh đấm tốt thì anh em cũng cần tìm hiểu và nhận biết những chú gà bị yếu chân để nếu có quyết định mua gà chọi. Bài viết sau DagaC1 chia sẻ tới mọi người thế nào là gà chọi bị yếu chân.

Đặc điểm nhận biết gà chọi bị yếu chân

Khi gà chọi bị yếu chân anh em có thể nhận biết rất dễ dàng. Một số triệu chứng thể hiện một chú gà bị yếu chân như sau:

  • Gà đứng không vững, đi loạng choạng, mất thăng bằng. Do cơ chân của gà bị bệnh, yếu không thể đỡ cơ thể.
  • Đi đứng vẫn được như được một lúc lại nằm bẹp hoặc khụy gối, dáng vẻ mệt mỏi.
  • Gà có dáng đi cà nhắc, bước đi không đều, khập khiễng.
  • Khi vào trận đấu gà đá rất nhẹ, đòn đánh không có sức nặng vào đối thủ. Đánh được 5-10 phút gà lại khụy gối, dựa vào đối thủ.

Những đặc điểm này thể hiện rõ nhất một chú gà chọi yếu chân. Nặng hơn nữa dẫn đến chân gà bị liệt, không thể di chuyển, hoặc lê đi bằng một chân. Những chú gà này vào trận chiến thường nhận về phần thua và ăn no đòn của đối thủ.

gà chọi bị yếu chân
Đặc điểm nhận biết gà chọi khi bị yếu chân

Tìm hiểu những nguyên nhân khiến gà chọi bị yếu chân

Gà chọi bị yếu chân ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng chiến đấu, làm chủ nuôi thua cược. Vậy đâu là nguyên nhân khiến gà chọi yếu chân? Một chú gà chọi chiến nếu bị yếu chân thì rất có thể do những nguyên nhân sau đây.

  • Khi chiến đấu gà bị dính những đòn đánh của đối thủ, hay trận đấu khốc liệt khiến gà bị yếu sức, đi đứng không khỏe.
  • Gà tơ chưa được vần đòn cẩn thận, hoặc vần sớm chưa đủ tháng nuôi.
  • Chủ nuôi cho ăn thức ăn không đủ chất dinh dưỡng, hoặc ăn thức ăn quá nhiều chất hóa học.
  • Gà bị nhiễm một số bệnh như đậu, lậu đế… dẫn đến bị yếu chân.
  • Do bị di truyền từ bố mẹ,hoặc bẩm sinh từ trong trứng.
  • Do chuồng nuôi không đảm bảo vệ sinh, quá ngột ngạt, nóng bức khiến gà bị trệt hay yếu chân không thể đi đứng.
  • Mỗi trường hợp gà bị yếu chân cần có những phương pháp chữa trị khác nhau cho phù hợp để gà có thể khỏe mạnh trở lại và tham gia chiến đấu.
gà chọi bị yếu chân
Khi chiến đấu gà bị dính những đòn đánh của đối thủ

Phương pháp nào hiệu quả chữa gà chọi bị yếu chân?

Khi chữa trị gà bị yếu chân cần xác định rõ nguyên nhân và triệu chứng bệnh của gà để có hướng điều trị cho phù hợp. Một số trường hợp gà chọi yếu chân và cách điều trị như sau:

Gà yếu chân do bị vấp ngã

Người nuôi cần đánh giá tình trạng vết thương của gà, sau đó tiến hành vệ sinh, xử lý vết thương. Nếu bị gãy chân có thể bó bột, điều này thường sử dụng với những chú gà nổi trội, xuất sắc về khả năng chiến đấu. Chi phí bó bột, chụp X-quang cho gà khoảng 500k.

Do gà mới lớn chưa vần đòn còn yếu

Khi chiến đấu gà hay bị ngã, trống hơi có thể chưa được vần đòn, vần hơi một cách hợp lý, cẩn thận. Ngoài ra cũng có thể gà đã bị mất gân dẫn tới hiện tượng này. Khi tiến hành vẫn đòn anh em nên dựa vào thể trạng của gà để thực hiện bài tập cho hợp lý.

Người nuôi kết hợp phương pháp om, bóp nghệ, tắm bằng nước chè khô cho gà để nâng cao thể trạng, độ khỏe, dày của da gà. Đá gà trực tiếp có thể giúp bạn có được những quan sát về các chiến kê.

gà chọi bị yếu chân
Do gà mới lớn chưa vần đòn còn yếu

Gà chưa được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

Gà chọi yếu chân nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ chế độ ăn cho gà chưa hợp lý, sử dụng thức ăn chứa nhiều chất độc hại. Nhận biết qua thể trạng bên ngoài của gà, nếu gà vẫn béo tốt thì không sao. Nếu gà quá gầy, ốm yếu cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho gà. Cần đảm bảo khẩu phần ăn và chất dinh dưỡng tốt cho gà phát triển.

Bổ xung thêm nhiều thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao như thịt bò, lươn, trạch… Những thực phẩm này rất tốt cho gân cốt của gà chọi. Người nuôi cũng không nên cho gà ăn thức ăn ôi thiu, động thực vật đã chết. Đảm bảo cho gà có sức khỏe tốt nhất, ra những đòn đánh đau nhất.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về đặc điểm của gà rừng thuần chủng

Gà chọi bị yếu chân do bị bệnh

Đây là tình trạng khá phổ biến, người nuôi nên căn cứ vào loại bệnh gà mắc phải để chữa trị cho phù hợp.

Gà bị lậu, kén ở chân cần xem xét thật kỹ. Hàng ngày tập trung vệ sịnh sạch sẽ khu vực bị bệnh cho gà. Nuôi nhốt gà tại vị trí có nền chuồng đảm bảo vệ sinh, tránh cho gà không bị nhiễm trùng tại vị trí bị bệnh.

Gà bị trúng gió dẫn tới liệt chân, yếu chân cũng khá phổ biến. Anh em nuôi gà có thể dùng dầu gió, rượu ngâm bôi lên vùng cơ đó. Khi đó vị trí bị liệt, yếu sẽ nóng lên, hồi phục nhanh hơn.

gà chọi bị yếu chân
Gà chọi yếu chân do bị bệnh

Gà chọi bị yếu chân do yếu gối

Hiện tượng gà chọi yếu chân do gối yếu có thể gà bị va đập với vật cứng hoặc gà bị bệnh xương khớp. Với trường hợp này cần cho gà nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và tiến hành chườm đá, theo dõi khu vực đầu gối của gà.

Lời kết

Bài viết trên đây DagaC1 đã chia sẻ tới người nuôi gà chọi những đặc điểm của gà chọi bị yếu chân. Cách nhận biết gà bị yếu chân cũng như một số phương pháp xử lý và kiến thức nuôi gà. Hy vọng người nuôi có thể lựa chọn cho mình những chú gà chọi khỏe mạnh, chiến đấu hay nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1