Kỹ thuật nuôi gà đá Cao Lãnh cho sức đá bền bỉ vững vàng

Kỹ thuật nuôi gà đá Cao Lãnh ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển, tích lũy năng lượng và sức chiến đấu của gà. Kỹ thuật nuôi là sự kết hợp của chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập, phòng – điều trị bệnh và chuồng nuôi. Dưới đây là chi tiết kỹ thuật nuôi gà đá chuẩn được DagaC1 tổng hợp từ chuyên gia về thú y và người có nhiều kinh nghiệm nuôi gà đá chia sẻ.

Gà đá Cao Lãnh là giống gà gì?

Kỹ thuật nuôi gà đá Cao Lãnh
Gà đá Cao Lãnh là giống gà bản địa của Việt Nam

Gà đá Cao Lãnh là một trong những giống gà bản địa, có nguồn gốc tại Việt Nam. Gà có xuất xứ từ vùng đất Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp. Trong những trận đá gà trực tiếp, gà Cao Lãnh được sử dụng để đá đòn, đá cựa tự nhiên và đặt biệt là đá cựa sắt, cựa dao.

Đây là một trong những giống gà nội nổi tiếng bậc nhất. Chúng xuất hiện nhiều trong các câu ca dao ca ngợi về sự thông minh, linh hoạt và tinh ranh của loài gà. Các cá thể được lai tạo giữa gà mái Miên và gà trống Việt.

Vì đây là giống gà xuất xứ tại Việt Nam nên kỹ thuật nuôi không có quá rắc rối. Điều kiện về khí hậu, thời tiết tại nước ta đều thuận lợi để gà phát triển mạnh. Dưới đây là ky thuat nuoi ga da Cao Lanh cho sức khỏe tốt, sức đá mạnh mẽ.

Chuồng nuôi trong kỹ thuật nuôi gà đá Cao Lãnh

Chuồng nuôi khi gà nhỏ hơn 1 tháng tuổi

Kỹ thuật nuôi gà đá Cao Lãnh
Kỹ thuật nuôi gà đá Cao Lãnh: làm chuồng nuôi cho gà 1 tháng tuổi trở xuống

Chuồng nuôi trong ky thuat nuoi ga da cao lanh ở các giai đoạn khác nhau sẽ có sự khác nhau về kích thước và mật độ nuôi. Ở giai đoạn úm gà, chuồng nuôi không cần quá rộng rãi vì gà con không chạy nhảy quá nhiều hay hoạt động mạnh. Chuồng úm cần đảm bảo giữ nhiệt tốt, tránh gió lùa nhưng vẫn phải có lỗ thông hơi để tránh hiện tượng bí bách. Mật độ và nhiệt độ úm cho 1m2 như sau:

  • Tuần 1: tối đa 50 con và nhiệt từ 30 – 32 độ C.
  • Tuần 2: tối đa 30 con và nhiệt khoảng 30 độ C.
  • Tuần 3: tối đa 25 con và nhiệt khoảng 29 độ C.
  • Tuần 4: Tối đa 20 con và nhiệt khoảng 28 – 29 độ C.

Thời gian úm gà thường kéo dài trong 1 tháng. Nếu thời tiết vào cuối thu, mùa đông hay xuân lạnh, khô, ẩm ướt thì có thể kéo dài hơn để gà được khỏe mạnh. Khi kết thúc 1 tháng úm, người nuôi có thể thả gà ra để chúng đi lại, làm quen dần với tự nhiên.

Chuồng nuôi cho gà từ 1 tháng tuổi trở lên

Kỹ thuật nuôi gà đá Cao Lãnh
Kỹ thuật nuôi gà đá Cao Lãnh: làm chuồng nuôi cho gà 1 tháng tuổi trở lên

Mỗi chuồng nuôi trong giai đoạn trước khi tập luyện tức gà từ 1 – 5 tháng tuổi thường có kích thước 50x50cm. Đây cũng là kích thước cho gà trong giai đoạn luyện tập. Với mỗi diện tích này, có thể nhốt từ 2 – 3 con. Có thể thiết kế chuồng xếp chồng lên nhau. Ở lớp sàn cần lót chất độn dày từ 5 – 10cm để tránh gà nhiễm lạnh. Các chuồng ở trên có thể lót lá khô.

Chuồng nuôi trong giai đoạn gà luyện tập (từ 5 tháng tuổi trở lên) chỉ nên nhốt 1 con/chuồng. Gà tham gia vào luyện tập sẽ có tính cách hung hãn, chúng sẵn sàng lao vào đánh nhau khi có đối phương chiếm cứ lãnh địa. Do đó, để tránh gây thương tổn thì cần tách riêng chúng ra.

Dinh dưỡng cho gà trong kỹ thuật nuôi gà đá Cao Lãnh

Kỹ thuật nuôi gà đá Cao Lãnh
Kỹ thuật nuôi gà đá Cao Lãnh: dinh dưỡng phù hợp cho gà

Gà đá Cao Lãnh rất dễ nuôi, chúng có thể ăn được mọi thức ăn từ tươi sống đến khô. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn thức ăn có độ cứng phù hợp để không làm thủng diều, mề hay thành ruột gà. Loại thức ăn trong kỹ thuật nuôi gà đá Cao Lãnh sẽ dựa vào độ tuổi để lựa chọn.

Ở giai đoạn mới nở, dưới 1 tháng, bạn nên cho gà ăn cám chuyên dụng cho gà con. Cám này đã được nghiên cứu kỹ càng về thành phần và sự cân bằng giữa các chất để giúp cơ thể gà con được phát triển tốt nhất.

Từ tháng thứ nhất trở đi, bạn có thể trộn cám cùng với gạo tấm để gà chuyển dần từ ăn cám sang ăn tinh bột và chuyển hẳn sang ăn tinh bột. Khi gà bắt đầu luyện tập, thức ăn nên trộn giữa thóc được phơi khô; rau xanh như giá đỗ, xà lách; các loại hạt đậu; vitamin và khoáng chất như K, C, B1, B12, canxi, photpho.

Cần cho gà phơi nắng trong thời gian từ 7 – 10 giờ. Đây là giai đoạn nắng tốt, giúp cơ thể tổng hợp được vitamin D. Vitamin D là yếu tố quan trọng để quá trình lắng đọng canxi, photpho vào trong xương diễn ra, giúp xương ngày càng chắc khỏe cứng cáp.

Bên cạnh tinh bột, chất xơ, chất béo, vitamin, protein thực vật ở trên thì cần bổ sung thêm protein động vật. Nên cho gà ăn nhái, tôm tép, giun, sâu khô, sâu, ốc cách 2 – 3 ngày 1 lần. Thức ăn tươi này kích thích gà ăn khỏe và giúp cơ thể phát triển các thớ cơ và thịt tốt.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu vảy vấn sáo ở gà chiến từ A đến Z

Bài tập luyện phù hợp cho gà trong kỹ thuật nuôi

Kỹ thuật nuôi gà đá Cao Lãnh
Kỹ thuật nuôi gà đá Cao Lãnh: những bài luyện tập cho gà đá khỏe

Theo kỹ thuật nuôi gà đá Cao Lãnh, quá trình luyện tập cho gà đá chọi nên được bắt đầu từ tháng thứ 5. Đây là giai đoạn gà bắt đầu rụng lông và thay lông. Đồng thời, cơ thể đang phát triển cực mạnh. Trước khi cho luyện tập, người nuôi cần cắt tai, tích cho gà. Bộ phận này được coi là điểm thừa, dễ là điểm yếu trong đá gà trực tiếp và gây khó khăn trong luyện tập.

Sau khi vết thương lành, cho gà chạy lồng 2 lần trong ngày, mỗi lần 30 phút. Thời điểm thuận lợi nhất cho gà chạy lồng là buổi sáng khoảng 8 – 9 giờ và chiều từ 4 – 5 giờ và mùa đông; 5 – 6 giờ vào mùa hè. Đây là những khoảng thời gian có thời tiết tương đối dễ chịu trong ngày. Ngoài ra, ánh sáng phù hợp cho gà vận động.

Khi gà chạy lồng thuần thục, người nuôi bắt đầu cho gà tham gia vần hơi và vần đòn. Tùy vào thể trạng của gà mà tần suất vần hơi, vần đòn khác nhau. Thông thường quá trình vần hơi sẽ được thực hiện trước, kết hợp xen kẽ với đó là vần đòn.

Khi vần cần bao bọc bộ phận mỏ và cựa thật kỹ để gà không gây tổn thương quá nhiều đến người huấn luyện và đối thủ. Nên nâng dần cường độ để gà được làm quen. Một ngày có thể vần tối đa 3 hồ cho tất cả các loại với tổng thời gian là 1 giờ 30 phút.

Phòng – điều trị bệnh trong kỹ thuật nuôi gà đá Cao Lãnh

Nuôi dưỡng gà đúng chuẩn thì không thể thiếu được giai đoạn phòng trừ bệnh hại. Người nuôi cần chú ý đến lịch nhỏ, tiêm vacxin và cho gà uống kháng sinh phòng bệnh. Trong 5 ngày đầu tiên, vacxin chống bệnh rù là cần thiết. Các bệnh khác như bệnh lỵ, thương hàn, E.coli… cũng cần được quan tâm.

Kỹ thuật nuôi gà đá Cao Lãnh
Phòng – điều trị bệnh trong kỹ thuật nuôi gà đá Cao Lãnh

Người nuôi cần quan sát mọi yếu tố thường ngày của gà để phát hiện những biểu hiện bất thường. Đó có thể là dấu hiệu gà đang nhiễm bệnh. Lúc này, người nuôi nên báo với bên thú y địa phương để có được phương pháp xử lý hiệu quả như cách điều trị, cách ly hay tiêu hủy để tránh lây trong đàn.

Bên cạnh phòng bằng thuốc, vacxin, trong kỹ thuật nuôi gà đá Cao Lãnh, chủ trang trại cần kết hợp với kế hoạch tổng vệ sinh, khử khuẩn. Chuồng nuôi và môi trường xung quanh cần gọn gàng, trách rác thải, phân và chất độn quá dày. Cây cối xung quanh cần phạt gọn, nhất là rừng cây bụi. Dụng cụ ăn uống cho gà cũng cần được vệ sinh thường xuyên.

Nội dung chính của bài viết đã mang đến cho bạn đọc thông tin hữu ích trong ky thuat nuoi ga da Cao Lanh. Hy vọng với những chia sẻ về chuồng nuôi, dinh dưỡng, bài tập luyện và phòng – điều trị bệnh này sẽ giúp bạn có kế hoạch chăn nuôi phù hợp. Hãy tiếp tục theo dõi DagaC1 để cập nhật kiến thức nuôi gà hữu ích và những trận đá gà đỉnh cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-c1
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagac1